Xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục hơn 53 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm nay đạt khoảng 53,2 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021), trong đó thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngành thủy sản lần đầu tiên gia nhập "câu lạc bộ" xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Ngành thủy sản lần đầu tiên gia nhập "câu lạc bộ" xuất khẩu trên 10 tỷ USD

TPO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm nay đạt khoảng 53,2 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021), trong đó thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 12, xuất khẩu các sản phẩm ngành nông nghiệp đạt 4 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm nay đạt khoảng 53,2 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021), mức cao nhất từ trước đến nay.

Đóng góp cho sự tăng trưởng của ngành, nhóm nông sản chính đạt 22,6 tỷ USD (tăng 4,8 %); lâm sản chính đạt gần 17 tỷ USD (tăng 6,1%); thủy sản đạt 10,9 tỷ USD (tăng 22,9%); chăn nuôi đạt 400 triệu USD (giảm 7,1%).

Đáng chú ý, năm nay có tới 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm kim ngạch trên 2 tỷ USD (gồm cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ), và 7 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,92 tỷ USD; tôm 4,33 tỷ USD; cà phê 3,94 tỷ USD; gạo 3,49 tỷ USD; cao su 3,31 tỷ USD; rau quả 3,34 tỷ USD; hạt điều 3,07 tỷ USD).

Đặc biệt, năm 2022, thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021. Đây là con số lịch sử của ngành nông nghiệp, đóng góp chủ lực (chiếm khoảng 77%) trong tổng giá trị xuất siêu của cả nền kinh tế năm nay.

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng thị trường, chủ động nghiên cứu, dự báo, tranh thủ cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do.

Bên cạnh đó, Bộ phối hợp với Bộ Công Thương, Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của bộ vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Braxin và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng như Nhật Bản - Hàn Quốc, Asean, Úc - New Zealand, Trung Đông...

Theo Báo Tiền phong

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Chat với BizLIVE