23 năm thành lập thị trường chứng khoán, nhìn lại từ phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE

Phiên giao dịch ngày 28/7 đánh dấu cột mốc 23 năm giao dịch của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Sự kiện này cũng là cơ hội để gợi nhớ lại thăng trầm của VN-Index qua các giai đoạn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nếu VN-Index đóng cửa trên 1.185 điểm trong phiên giao dịch ngày 28/7, chỉ số sẽ có lần thứ 3 trong năm 2023 ghi nhận chuỗi 4 tuần tăng điểm liên tiếp. Đây là diễn biến tích cực của thị trường ở thời điểm hiện tại nhưng nếu nhìn lại 23 năm trước, sẽ có không ít nhà đầu tư bất ngờ với xuất phát điểm của thị trường.

Đúng vào ngày 28/07/2000, Trung tâm Chứng khoán TP.HCM (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM – HOSE) đã khai trương phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phiên giao dịch "khởi nguồn" của cột mốc 100 điểm, VN-Index chỉ có 2 cổ phiếu là REE và SAM cùng với sự tham gia của 6 Công ty chứng khoán thành viên (ACBS, BSC, BVSC, FSC, TLS và SSI).

Cho đến hết năm 2001, với tổng cộng 5 mã cổ phiếu, VN-Index vẫn có thể tạo ra đợt sóng đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam khi tăng gấp hơn 2 lần lên 235,4 điểm và đạt giá trị vốn hóa là 1.600 tỷ đồng.

Từ sau đợt sóng 2006-2007, HOSE mới lần đầu tiên đạt số lượng cổ phiếu niêm yết vượt trên 100 mã và tới năm 2009, giá trị giao dịch bình quân một phiên mới đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Mức thanh khoản 15.000-17.000 tỷ đồng/phiên là những con số "không tưởng" trong giai đoạn 2020 đổ về trước bởi năm có thanh khoản tốt nhất là 2018 chỉ có bình quân 5.390 tỷ đồng/phiên.

Thực tế, giai đoạn "hoàng kim" của HOSE mới xuất hiện gần đây. Các năm 2021-2022, thời điểm dịch COVID-19 lại bắt đầu một con sóng lịch sử kéo VN-Index vượt 1.500 điểm, giá trị giao dịch nhảy vọt lên mức 21.590 tỷ đồng và 17.000 tỷ đồng.

Các phiên giao dịch trong tháng 7/2023 thường xuyên có những phiên đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Còn nếu chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị giao dịch cũng đạt bình quân 11.710 tỷ đồng/phiên, một bước tiến xa so với giai đoạn 2019 đổ về trước.

Tính đến hết tháng 6, giá trị vốn hóa của sàn đã đạt 4.466,9 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 11.000 lần so với phiên giao dịch đầu tiên của TTCK và tương đương 46,95% GDP năm 2022. Số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn là 395 mã.

Trong khi đó, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,25 triệu tài khoản, tương đương khoảng hơn 7,2% dân số.

Các mã hàng đầu về vốn hóa cũng đang là những trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường có 4 cổ phiếu Ngân hàng VCB, BID, VPB, CTG trong đó VCB là cổ phiếu duy nhất trên thị trường chứng khoán có vốn hóa trên 20 tỷ USD. Một số cổ phiếu như VHM, BID có vốn hóa hơn 10 tỷ USD.

Trong thời gian tới, nếu kết quả kiểm thử KRX diễn ra thuận lợi, nhà đầu tư hoàn toàn có thể chứng kiến những sự thay đổi lớn hơn trên HOSE ngay trong giai đoạn 2023-2024. Những sản phẩm mới như bán chứng khoán chờ về, giao dịch T+0 và thanh toán đối tác trung tâm bù trừ, ký quỹ một phần tiền... chắc chắn sẽ giúp thanh khoản có bước nhảy mới và thậm chí vượt qua các kỷ lục mới được thiết lập trong thời gian gần đây.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Sở hữu ô tô VinFast cực dễ với gói vay 500 tỷ đồng từ Sacombank

Sở hữu ô tô VinFast cực dễ với gói vay 500 tỷ đồng từ Sacombank

Nhằm hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Sacombank triển khai chương trình “Vay siêu nhanh – Lái xe xanh” với nguồn vốn 500 tỷ đồng dành cho các khách hàng muốn sở hữu ô tô Vinfast. Gói vay áp dụng từ nay đến hết ngày 31/12/2024 hoặc khi hết hạn mức (tùy theo điều kiện nào đến trước).

Cần nhanh chóng bình ổn thị trường vàng

Cần nhanh chóng bình ổn thị trường vàng

Về việc tiến hành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cử các cán bộ có năng lực, am hiểu thực tế tham gia Đoàn thanh tra liên ngành.

Chat với BizLIVE