ACV báo lãi cao kỷ lục

Mặc dù lợi nhuận chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng quý II/2023 đánh dấu mức lợi nhuận kỷ lục mà ACV đạt được nhờ doanh thu tăng và được lợi nhờ tỷ giá. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) mới công bố kết quả kinh doanh quý II/2023 với doanh thu thuần đạt 4.929 tỷ đồng, tăng 44% so với 3.429 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Mảng dịch vụ hàng không đóng góp 4.052 tỷ đồng, chiếm 82% doanh thu thuần.

Luỹ kế từ đầu năm, công ty quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng ở hầu hết sân bay tại Việt Nam đạt doanh thu thuần 9.657 tỷ đồng, tăng 74% so với con số 5.538 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2022. Hoạt động kinh doanh hồi phục giúp doanh thu của ACV tăng trưởng tốt.

Trong quý II/2023, doanh thu hoạt động tài chính của ACV giảm 77% từ 1.906 tỷ xuống 442 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính âm 446 tỷ đồng nhờ khoản lãi hơn 469 tỷ đồng đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của ACV tăng lên 2.610 tỷ đồng, mức lãi kỷ lục trong một quý. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, ACV tăng trưởng lợi nhuận 23%, từ 3.442 tỷ (6 tháng đầu 2022) lên 4.246 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2023).

Trong nửa đầu năm 2023, nợ phải thu của ACV tăng 29% theo giá trị giá gốc, từ 4.280 tỷ đồng hồi đầu năm lên 5.541 tỷ đồng khi kết thúc quý II/2023. Để đối phó rủi ro, công ty trích dự phòng 1.889 tỷ đồng (từ 1.250 tỷ đồng, tăng 34%).

Trong đó, Công ty CP Hàng không Mê Kông (Air Mekong) có tỷ trọng nợ xấu (nợ xấu/nợ phải thu) lớn nhất, lên tới 100%, dù chỉ xếp thứ 6 về giá trị các khoản nợ. ACV quyết định trích dự phòng toàn bộ cho khoản nợ khó đòi của Air Mekong là 25,9 tỷ đồng, được ghi nhận từ năm 2022 “vắt” sang nửa đầu năm 2023.

Đứng thứ 2 về tỷ trọng nợ xấu với ACV là Công ty CP Hàng không Pacific Airlines với tỷ lệ nợ xấu/nợ phải thu lên tới 77% (525/683 tỷ đồng). Dù sao, tỷ lệ này cũng thấp hơn con số 89% của năm 2022 (509/569 tỷ đồng).

ACV đầu tư nguồn vốn lớn xây dựng sân bay Long Thành

ACV đầu tư nguồn vốn lớn xây dựng sân bay Long Thành

Phần chi phí xây dựng dang dở thuộc báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 thể hiện số vốn đầu tư của ACV cho các dự án trọng điểm của ngành hàng không. Theo đó, ACV đang đầu tư cho xây dựng cơ bản hơn 6.200 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm (4.674 tỷ đồng).

Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong vốn đầu tư của ACV hiện tại là sân bay Long Thành giai đoạn 1, với số tiền 4.609 tỷ đồng (chiếm 75%). Từ đầu năm đến nay, ACV cũng tăng hơn 60% lượng vốn cho dự án trọng điểm quốc gia (từ 2.845 tỷ lên 4.609 tỷ đồng).

Dự án lớn thứ 2 ACV đang đầu tư là xây dựng nhà ga hành khách T3 của sân bay Tân Sơn Nhất với số vốn 1.006 tỷ đồng (tăng hơn 500% so với con số 196 tỷ đồng từ đầu năm).

Tiếp theo, ACV cũng đầu tư công trình mở rộng sân đỗ máy bay, hệ thống tiếp nhiên liệu khu vực nhà ga hành khách T2, nâng cấp hệ thống radar thời tiết tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng.

Theo Lao động & Công đoàn

Đọc tiếp

Đất nền Đà Nẵng và vùng ven…. 'ế'

Đất nền Đà Nẵng và vùng ven…. 'ế'

Trong tháng 4/2024 nguồn cung đất nền mới ở Đà Nẵng và vùng ven ghi nhận 34 nền cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2023 và tăng nhẹ khoảng 24% so với tháng trước. Sức cầu thị trường vẫn duy trì ở mức thấp khi lượng tiêu thụ giảm 37% so với tháng trước, đạt 12 nền.

Chat với BizLIVE