Áp dụng công nghệ mới giúp bảo trì cầu, đường bộ đạt chất lượng cao, giá thành thấp

Giao thông đông đúc, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn làm cầu, đường xuống cấp nhanh, nhưng do ngân sách quản lý và bảo trì hạn chế nên chỉ sử dụng vật liệu và phương pháp thi công giá thành thấp, khiến chất lượng sửa chữa không đạt, tần suất bảo dưỡng tăng, chi phí vòng đời cao.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Từ tháng 7/2022 đến tháng 11/2023, Công ty TNHH Tokyo Belt tiến hành khảo sát mặt đường, mối cầu nối tại thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Đây là hoạt động thuộc “Khảo sát xây dựng mô hình kinh doanh với mục tiêu phát triển bền vững cho Khối doanh nghiệp tư nhân để phổ biến các phương pháp sửa chữa mặt đường có độ bền cao, sử dụng hỗn hợp gia nhiệt đàn hồi chất lượng cao tại Việt Nam”, được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Công ty Tokyo Japan thực hiện.

Kết quả cho thấy, tình trạng mặt đường và mối nối cầu suy thoái nhanh thường do ảnh hưởng của lưu lượng giao thông lớn, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn hay nhiễm mặn... Mặt đường và mối nối cầu cũng xuống cấp nhanh chóng sau khi sửa chữa bằng hỗn hợp nhựa nguội và khe co giãn giá thành thấp. Cùng với đó, việc sửa chữa mặt đường sử dụng phương pháp thi công có độ bền thấp nên cần có ngân sách bảo trì lớn để sửa chữa nhiều lần.

Tại hội thảo "Kỹ thuật về quản lý và bảo trì cầu, đường bộ”, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, các cầu, đường bộ ở Việt Nam đang phải đối mặt là vấn đề xuống cấp sớm do lưu lượng giao thông dày đặc, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn … Bên cạnh đó, ngân sách để quản lý và bảo trì cầu, đường bộ còn hạn chế nên buộc phải sử dụng một số loại vật liệu và phương pháp thi công có giá thành thấp, khiến chất lượng không được đảm bảo, việc sửa chữa cầu, đường bộ thường xuyên phải tiến hành, dẫn đến chi phí vòng đời cao.

“Bên cạnh việc đầu tư mới vào các cơ sở hạ tầng giao thông thì việc quản lý, bảo trì cầu, đường trong phạm vi ngân sách hạn chế cũng rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng quản lý và bảo trì cầu, đường, chúng tôi rất kỳ vọng vào sự tiến bộ của công nghệ có tính ứng dụng cao”, ông Thắng nói.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam

Cũng tại hội thảo, Công ty Tokyo Belt và Heatlock Industry đã giới thiệu phương pháp thi công khe co giãn không mối nối và sửa chữa đường vẫn đảm bảo khả năng thoát nước bằng Falcon (vật liệu sửa chữa đường) của Nhật Bản.

Theo đại diện Tokyo Belt, sử dụng công nghệ tiên tiến và bí quyết tối ưu trong công tác sửa chữa mặt đường và khe co giãn cầu, đồng thời sẽ có chỉ dẫn cụ thể khi thi công sử dụng hỗn hợp gia nhiệt đàn hồi Falcon. Và phương pháp sửa chữa sẽ được đề xuất theo cách phù hợp nhất, đáp ứng kỳ vọng của mỗi chủ đầu tư sao cho phù hợp với tình trạng thời tiết và mức độ hư hỏng của đường xá. Cũng như dựa trên kinh nghiệm và năng lực công nghệ của nhà thầu, công ty sẽ chỉ dẫn nhà thầu thực hiện thi công phù hợp nhất với điều kiện mặt đường.

“Mặt đường và khe co giãn cầu sau khi được sửa chữa bằng vật liệu Falcon sẽ ổn định trong thời gian dài. Giảm chi phí bảo trì, xét trên cơ sở chi phí vòng đời. Bên cạnh đó, mặt đường bằng phẳng sẽ nâng cao tính an toàn cho xe chạy, giúp giảm bớt tai nạn xe máy do đường trơn trượt. Giảm thiểu được độ rung và tiếng ồn”, đại diện Tokyo Belt nói.

Theo Lao động & Công đoàn

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Chat với BizLIVE