Bản đồ năng lượng toàn cầu đang được vẽ lại

Việc các dòng dầu được định hình lại đang làm thay đổi thị trường hàng hóa quan trọng nhất thế giới nơi mà nhu cầu toàn cầu được dự báo ở mức ước tính khoảng 100 triệu thùng dầu/ngày.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bản đồ dầu toàn cầu hiện đang được vẽ lại do các biện pháp hạn chế với dầu Nga mà chính phủ các nước phương Tây áp dụng đã khiến cho thêm nhiều dầu từ Nga được vận chuyển sang các nền kinh tế lớn nhất châu Á. Trung Quốc đồng thời cũng đang mua thêm dầu từ Iran và Venezuela, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Cũng theo số liệu mà Bloomberg có được từ Kpler, trong tháng 4/2023, khoảng hơn 30% lượng dầu mà Trung Quốc và Ấn Độ nhập khẩu đến từ ba nước bao gồm Iran, Venezuela và Nga. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với con số chỉ 12% trong tháng 2/2022 khi mà căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu.

Xuất khẩu dầu từ các nước xuất khẩu truyền thống hiện đang chịu nhiều hạn chế. Xuất khẩu dầu từ các nước trong khu vực Tây Phi và Mỹ đã giảm lần lượt 40% và 35%.

“Rõ ràng các nước châu Á “chiến thắng” bởi chi phí dầu thấp”, cựu chuyên gia kinh tế tại công ty Sinochem Energy và cũng là người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm trong ngành dầu khí – ông Wang Nengquan phân tích. Những tháng gần đây, các nước châu Á dẫn đầu bởi Ấn Độ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga.

Việc các dòng dầu được định hình lại đang làm thay đổi thị trường hàng hóa quan trọng nhất thế giới nơi mà nhu cầu toàn cầu được dự báo ở mức ước tính khoảng 100 triệu thùng dầu/ngày, tăng trưởng nhu cầu dầu tại khu vực dẫn đầu bởi Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford với trọng tâm về Ấn Độ và Trung Quốc, các chuyên gia bao gồm ông Andreas Economou, Bassam Fattouh và Ahmed Mehdi chỉ ra trong nội bộ châu Á, ước tính khoảng 90% dầu xuất khẩu của Nga vào hai nước này.

So với các nước khác, nhu cầu của Ấn Độ với dầu của Nga tăng mạnh nhất còn Trung Quốc cũng mua nhiều hơn dầu Nga cũng như các sản phẩm năng lượng của Iran và Venezuela vốn được bán với giá giảm ra thị trường.

Dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy các biện pháp trừng phạt áp dụng với Nga đang phát huy tác động đúng như phương Tây mong muốn. Xuất khẩu dầu của Nga tháng 3/2023 tính theo khối lượng cao nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, tuy nhiên doanh thu giảm gần nửa so với cùng kỳ năm trước.

Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu giảm sau khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak bác bỏ khả năng OPEC+ sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng trong cuộc họp lần tới.

Đóng cửa phiên, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 2,1USD/thùng tương đương 2,7% xuống 76,25USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai giảm 2,51USD/thùng tương đương 3,4% xuống 71,83USD/thùng. Ở mức thấp trong phiên, cả hai loại giá dầu giảm ước tính khoảng hơn 3USD.

Giá dầu bắt đầu giảm sau khi báo giới đưa tin ông Novak khẳng định ông không tin sẽ có thêm đợt hạ sản lượng của OPEC+.

“Tôi không nghĩ sẽ có bất kỳ biện pháp nào mới bởi mới chỉ cách đây có một tháng, các quyết định nhất định được đưa ra dựa trên việc giảm sản lượng tự nguyện của một số nước”, ông Novak tuyên bố.

Trước đó, vào phiên ngày thứ Ba, giá dầu được hỗ trợ khi mà Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cảnh báo những người bán khống về việc giá dầu sẽ tăng và các bên bán khống cần phải cẩn trọng.

Nhiều nhà đầu tư đã coi đây như dấu hiệu cho thấy OPEC+, bao gồm các nước thuộc OPEC và Nga, sẽ có thể tính đến giảm sản lượng hơn nữa trong cuộc họp vào ngày 4/6/2023.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE