Bộ Công Thương có đề xuất mới về giá điện

Bộ Công Thương mới có đề xuất bổ sung cơ quan liên đới chịu trách nhiệm điều hành và trường hợp EVN được tự tăng giá điện.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thời gian qua, giá bán lẻ điện trong nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng trong bối cảnh Tập đoàn điện lực Việt Nam liên tục báo lỗ. Ảnh minh họa.
Thời gian qua, giá bán lẻ điện trong nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng trong bối cảnh Tập đoàn điện lực Việt Nam liên tục báo lỗ. Ảnh minh họa.

Bộ Công thương đang lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017 về cơ cấu điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Trường hợp EVN được tự tăng giá bán điện

So với các bản thảo trước đây được Bộ Công Thương lấy ý kiến, tại dự thảo lần này, Bộ Công thương vẫn tiếp tục bảo lưu đề xuất giá điện được tính thêm các chi phí vốn chưa được tính trước đây như chênh lệch tỷ giá.

Về thời gian điều chỉnh giá điện dự kiến, dự thảo đề xuất được rút ngắn từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần. Tức là mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi và giá được cập nhật hàng quý theo chi phí phát điện.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất giá bán lẻ điện bình quân, dự thảo đề xuất khi giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng. Trường hợp giá điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với mức hiện hành, có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, kiểm tra rà soát, lấy ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.

Bên cạnh đó, trường hợp các thông số đầu vào các khâu (phát điện, truyền tải, phân phối...) làm giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng. Tập đoàn này sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Dự thảo cũng nêu rõ, trong trường hợp cần thiết, bộ sẽ yêu cầu EVN thuê tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của tập đoàn cùng các đơn vị thành viên.

Tăng thêm cơ quan liên đới chịu trách nhiệm

Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo đang được Bộ Công thương lấy ý kiến là việc bộ này đề xuất Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan phối hợp điều hành, cơ quan thống kê đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện.

Hiện Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong điều hành giá điện, theo Quyết định 24 áp dụng từ năm 2017 đến nay.

Trước đó, trong quá trình xây dựng dự thảo sửa đổi Quyết định 24, Bộ Tài chính từng đề nghị không quy định trách nhiệm phối hợp của họ tại dự thảo Quyết định và bỏ nội dung "Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi hồ sơ báo cáo phương án giá điện tới Bộ Tài chính". Thay vào đó, bộ này chỉ phối hợp trong những trường hợp có biến động bất thường, hoặc tác động lớn.

Tại dự thảo mới nhất, Bộ Công Thương vẫn giữ trách nhiệm phối hợp của Bộ Tài chính nhưng cụ thể vai trò của Bộ này là "cơ quan quản lý nhà nước về giá". Bộ Công Thương cũng đề xuất các bộ, cơ quan liên quan tham gia, phối hợp với các nội dung liên quan, theo "chức năng, nhiệm vụ".

Cùng đó, để minh bạch hơn quá trình xem xét điều chỉnh giá điện, Bộ Công Thương muốn bổ sung trách nhiệm của Tổng cục Thống kê trong đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô. EVN sẽ cung cấp các số liệu có liên quan để cơ quan này có cơ sở thống kê, đánh giá.

Về phía Bộ Công Thương vẫn sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về điện lực, sử dụng điện, trong đó có giá điện. Tức, Bộ này là cơ quan hướng dẫn EVN tính toán giá bán điện bình quân, thực hiện việc điều chỉnh giá điện, chủ trì kiểm tra, giám sát.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định chung về trường hợp Chính phủ hoặc Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng phương án hỗ trợ giảm tiền điện trong giai đoạn tạm thời, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo markettimes.vn

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Da giày túi xách đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD năm 2024

Quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu da giày - túi xách đạt 5,68 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Năm 2024, ngành hàng này đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2023. Hiện các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào gia công và phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất được nhập từ các nước, để đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối theo yêu cầu của các FTA đang là một trở ngại lớn của ngành.

Giá nhà, đất trong ngõ Hà Nội tăng gần 10% trong vòng 5 năm

Giá nhà, đất trong ngõ Hà Nội tăng gần 10% trong vòng 5 năm

Đơn giá đất nhà trong ngõ ghi nhận xu hướng tăng trung bình 2,9%-8% (so với cùng kỳ) từ 2020 đến nay. Trong quý I/2024, giá nhà trong ngõ đã đạt mức xấp xỉ 170 triệu đồng/m2 đất đối với khu vực trung tâm và gần 100 triệu đồng/m2 đất đối với khu vực ngoài trung tâm.

Lãnh đạo của Tập đoàn Đồng Nhân Đường khảo sát Nhà máy Chế biến Nguyên liệu Yến sào Sanvinest Khánh Hòa

Sanvinest (SKV): Lợi nhuận quý I sụt giảm mạnh do "dồn sức" cho năm 2023, đặt mục tiêu xuất khẩu 250 tỷ đồng sang Trung Quốc

Theo lãnh đạo Sanvinest (SKV), dự kiến năm 2024, SKV phấn đấu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với khoảng 250 tỷ đồng và sẽ tăng hơn trong các năm tiếp theo. Với các sản phẩm lọ, lon, SKV dự kiến tăng hàm lượng yến nhưng vẫn giữ giá bán để tăng sức cạnh tranh. 

Chat với BizLIVE