Cao tốc Bắc - Nam qua Nghệ An và Hà Tĩnh chậm tiến độ, Bộ Giao thông "thúc" nhà thầu

Theo yêu cầu của Bộ, nhà đầu tư phải kiểm soát tiến độ theo tuần, tháng đối với từng gói thầu, nhà thầu, mũi thi công, xử lý ngay các nhà thầu vi phạm tiến độ theo đúng quy định của hợp đồng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Ban Quản lý dự án 6, Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án thành phần xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Theo Bộ GTVT, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt hiện mới đạt sản lượng đạt 35% hợp đồng, trong khi thời gian thi công chỉ còn 1 năm. Hiện tại tiến độ thực hiện dự án chưa đáp ứng yêu cầu.

Cụ thể, giá trị sản lượng của dự án chỉ đạt khoảng 3.000 tỷ đồng trên tổng số 8.595 tỷ đồng (tỷ lệ 34,8%), chậm gần 2% so với tiến độ điều chỉnh lần 3 (chậm 12% so với tiến độ điều chỉnh lần 2).

Bộ GTVT yêu cầu doanh nghiệp đốc thúc các nhà thầu thi công huy động bổ sung thiết bị, nhân lực và các nguồn lực khác. Nhà thầu tăng các mũi thi công làm thêm giờ, tăng ca để bù lại các khối lượng bị chậm.

Hiện tại, các hạng mục đường găng của dự án như hạng mục xử lý nền đất yếu, thi công hầm Thần Vũ, cầu Hưng Đức, cầu Xuân Dương 2 và một số hạng mục cầu vượt trên tuyến chưa triển khai thi công… Đây là các hạng mục cần được đẩy nhanh tiến độ nhất.

Theo yêu cầu của Bộ, nhà đầu tư phải kiểm soát tiến độ theo tuần, tháng đối với từng gói thầu, nhà thầu, mũi thi công, xử lý ngay các nhà thầu vi phạm tiến độ theo đúng quy định của hợp đồng.

Để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, đơn vị thi công, Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 phối hợp với Cục Đường cao tốc Việt Nam rà soát, đánh giá toàn bộ kế hoạch, tiến độ chi tiết của dự án. 2 đơn vị này có trách nhiệm quản lý, kiểm soát chặt chẽ hợp đồng BOT, báo cáo, đề xuất Bộ GTVT xem xét, xử lý các vi phạm quy định của hợp đồng BOT.

Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49,3 km, nằm ở địa phận 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Công trình được thực hiện theo hợp đồng đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn nhà đầu tư huy động là 5.090 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách Nhà nước.

Dự án được khởi công tháng 5/2021, theo kế hoạch hoàn thành vào tháng 5/2024. Các nhà đầu tư được lựa chọn triển khai dự án là Liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco 4 - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Vina 2.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Chat với BizLIVE