CASA của Techcombank tăng trở lại trong quý 2, tỷ lệ an toàn vốn dẫn đầu ngành

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – mã chứng khoán TCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tại Techcombank đã tăng từ 32% cuối quý 1 lên mức 34,9% trong quý 2.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
CASA của Techcombank tăng trở lại trong quý 2, tỷ lệ an toàn vốn dẫn đầu ngành

Những điểm sáng khác còn phải kể đến thu từ dịch vụ tăng tốt, đặc biệt là mảng thẻ, thư tín dụng và ngoại hối. Chi phí hoạt động của Techcombank cũng được kiểm soát chặt chẽ với tỷ lệ CIR riêng quý 2 chỉ ở mức 30,8%.

Điểm sáng CASA

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Techcombank tại thời điểm cuối tháng 6/2023 đạt 732,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái và đi ngang so với quý trước. Tín dụng ngân hàng mẹ tăng trưởng 8,5% so với đầu năm, đạt 482,2 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng quý 2 tăng trưởng tín dụng ổn định do hạn mức của NHNN giao cho trong 6 tháng đầu năm.

Đối với ngân hàng hợp nhất, trong cơ cấu tín dụng, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, bao gồm cho vay ký quỹ của CTCK Kỹ thương, duy trì ở mức ổn định so với cùng kỳ năm trước (giảm 6,7% so với quý 1). Dư nợ cho vay mua nhà giảm do sự gia tăng của các khoản trả trước trong khi các khoản giải ngân mới vẫn ở mức thấp, phản ánh những khó khăn của thị trường. Mặt khác, dư nợ cho vay ký quỹ tại TCBS tăng 7,1% nhờ thanh khoản trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu bắt đầu quay trở lại. Tín dụng doanh nghiệp (bao gồm cho vay & trái phiếu) tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước và 6,4% so với cuối quý trước.

Tiền gửi của khách hàng tại Techcombank cuối tháng 6/2023 đạt 381,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước và đi ngang so với quý trước. Trong đó, số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 133,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với quý trước, và 12,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi tăng lên mức 34,9%, từ mức 32% cuối quý 1, cho thấy sự phục hồi đáng kể. Ngân hàng kỳ vọng CASA sẽ cải thiện trong suốt 6 tháng còn lại của năm 2023 do lãi suất đã bắt đầu ổn định trả lại và việc tăng trưởng CASA vẫn là một trọng tâm quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Techcombank. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 248,6 nghìn tỷ đồng (tăng 47,1% so với cùng kỳ và giảm 5,6% so với cuối quý trước).

Thu từ dịch vụ và các nguồn khác tăng mạnh, bù đắp khoản sụt giảm của nguồn thu tín dụng

Về kết quả kinh doanh chi tiết, Thu nhập lãi thuần của Techcombank đạt 12,8 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái do biên lãi thuần (NIM, tính trong 12 tháng gần nhất) giảm trong bối cảnh hàng áp dụng chính sách giá linh hoạt (giảm) nhằm hỗ trợ khách hàng, cũng như môi trường cạnh tranh hơn.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,4 nghìn tỷ. Trong đó động lực chủ yếu đến từ thu phí từ dịch vụ thẻ đạt 995 tỷ đồng, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm trước; Thu từ thư tín dụng (LC), tiền mặt và thanh toán đạt 2.071 tỷ đồng (tăng 147% so với cùng kỳ; Thu phí dịch vụ ngoại hối (FX) đạt 481 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ. Riêng hai mảng bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng đầu tư của Techcombank sụt giảm khá mạnh, tới hơn một nửa so với cùng kỳ, do những khó khăn chung của thị trường bảo hiểm và trái phiếu.

Ngân hàng cũng ghi nhận 1.061 tỷ đồng thu nhập từ các hoạt động khác, không bao gồm hoàn nhập dự phòng, so với 43 tỷ đồng chi phí thuần tại cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, chi phí hoán đổi giảm cũng như khoản 731 tỷ đồng thu được từ việc thanh lý trụ sở cũ tại Hà Nội vào quý 1/2023.

Chi phí hoạt động giảm nhẹ 3,0% so với cùng kỳ, xuống mức 6 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ CIR giảm về mức 32,3% (riêng quý 2/2023 ghi nhận CIR chỉ 30,8%). Mức giảm đến từ việc kiểm soát chặt chẽ chi phí nhân sự và chi phí marketing thấp hơn.

Chi phí dự phòng tăng 111,1% so với cùng kỳ năm trước, cùng pha với mức độ tăng trưởng của nợ xấu. Chi phí tín dụng của Ngân hàng được kiểm soát tốt ở mức 0,6%.

Kết quả ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 5.649 tỷ đồng trong quý 2, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 1/2023. Lũy kế 6 tháng ngân hàng đạt 11.272 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương hơn 51% so với kế hoạch đặt ra cả năm.

Tỷ lệ nợ xấu chỉ 1,07%, hệ số an toàn vốn CAR tới 15,1%

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15,1% vào cuối quý 2 năm 2023, tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành và cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II.

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của Techcombank tiếp tục duy trì ở mức thấp trong ngành 1,07%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh ở mức 115,8%. Nợ xấu tăng nhẹ chủ yếu từ nhóm khách hàng bán lẻ do (1) tăng trưởng dư nợ cho vay không thế chấp của Ngân hàng và (2) tác động từ phân loại lại nợ theo Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), chủ yếu liên quan đến dư nợ vay mua nhà tại các ngân hàng khác. Nếu loại bỏ tác động của CIC, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng vẫn được kiểm soát tốt ở mức 0,9%.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

Mặc dù kỳ số liệu CPI tháng 4 của Mỹ và đáo hạn phái sinh vẫn ở phía trước nhưng thị trường vẫn có những vận động tích lũy khả quan. Sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt là 2 phiên tăng trở lại và còn giúp VN-Index có lần đầu tiên lấy lại mốc 1.250 điểm sau gần 1 tháng.

Chat với BizLIVE