Chứng khoán APG bị phạt gần 1 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm

Trong số các vi phạm, vi phạm lớn nhất khiến Chứng khoán APG bị phạt 350 triệu đồng là sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã được đại hội đồng cổ đông thông qua.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Chứng khoán APG ((mã APG) với tổng số tiền phạt lên tới 985 triệu đồng.

Theo đó, Chứng khoán APG bị phạt 60 triệu đồng do lập, xác nhận hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin không chính xác.

Cụ thể, công ty đã lập, xác nhận hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin không chính xác về giải pháp xác thực đặt lệnh sử dụng chứng thư số, chữ ký số và xác thực đặt lệnh trong giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Đồng thời, Chứng khoán APG bị phạt 100 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội các tài liệu sau: Báo cáo các quý 1,3,4/2021, báo cáo năm 2021, quý 1/2022 của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu; báo cáo 4 quý năm 2021, quý 1/2022, báo cáo năm 2021 của tổ chức cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu; báo cáo quý 3/2021 và báo cáo năm 2021 của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu.

Công ty cũng báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội các tài liệu sau: Báo cáo quý 2/2021, quý 2/2022 của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu; báo cáo quý 2/2022 của tổ chức cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu; báo cáo quý 4/2021, quý 1/2022 và quý 2/2022 của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu.

Chứng khoán APG còn bị phạt 125 triệu đồng do không lưu giữ tài liệu về việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia mua chứng khoán chào bán hoặc phát hành riêng lẻ. Cụ thể, các trái chủ mua trái phiếu APGH2124001 phát hành trong năm 2021 của công ty là 29 nhà đầu tư cá nhân trong nước; tuy nhiên, công ty không lưu giữ tài liệu về việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với các cá nhân này.

Công ty cũng bị phạt 175 triệu đồng do báo cáo không chính xác về tỷ lệ an toàn tài chính tại các thời điểm 31/01/2022, 28/02/2022, 31/3/2022, 30/4/2022, 31/5/2022 và 30/6/2022 và bị phạt 175 triệu đồng do vi phạm quy định về hạn chế cho vay (trong thời kỳ kiểm tra, APG đã cho một số khách hàng vay tiền thông qua các hợp đồng đặt mua cổ phiếu, hợp đồng đặt mua trái phiếu).

Cuối cùng, Chứng khoán APG bị phạt 350 triệu đồng do sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã được đại hội đồng cổ đông thông qua.

Cụ thể, ngày 13/01/2022, APG hoàn thành đợt chào bán 73.153.306 cổ phiếu ra công chúng, tăng vốn điều lệ từ 731.533.060.000 đồng lên 1.463.066.120.000 đồng; tuy nhiên, các khoản giải ngân số tiền thu được từ đợt chào bán của công ty không đúng như mục đích nêu tại nghị quyết đại hội đồng cổ đông ngày 6/10/2021 và nghị quyết hội đồng quản trị ngày 11/10/2021 về việc thông qua phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.

Với sai phạm này, UBCKNN buộc công ty phải khắc phục hậu quả là công ty buộc thông qua đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định.

Trên thị trường chứng khoán, sau khi thủng đáy lịch sử hôm 15/11, cổ phiếu APG đã có nhịp hồi phục mạnh với 13 phiên tăng trần (trong tổng số 14 phiên từ 16/11 đến 5/12). Tuy nhiên, sang phiên 6/12, cổ phiếu này bắt đầu điều chỉnh mạnh và giảm sàn xuống 5.560 đồng/cổ phiếu. Ghi nhận trong phiên sáng 7/12, cổ phiếu APG tiếp tục giảm sàn xuống 5.180 đồng/cổ phiếu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

(Ảnh minh hoạ)

BSC: “Dòng tiền sẽ tiếp tục chuyển dịch vào kênh chứng khoán”

“Dựa trên kết quả kinh doanh quý I/2024, tốc độ phục hồi lợi nhuận toàn thị trường năm 2024F tiếp tục khả quan ~20% so với cùng kỳ, qua đó tiếp tục tạo ra mức chênh lệch tỷ suất sinh lời thị trường E/P so với kênh huy động tiết kiệm, từ đó thu hút dòng tiền tiếp tục chuyển dịch vào kênh chứng khoán”, báo cáo BSC nêu.

Chat với BizLIVE