Chứng khoán châu Á có thêm một thị trường bứt tốc, VN-Index vẫn đi sau và bị cầm chân

VN-Index trong phiên đầu tuần tỏ ra mờ nhạt tại khu vực châu Á. Trong khi thị trường chứng khoán Đài Loan đã ghi điểm mạnh mẽ với việc bứt phá mạnh khỏi đường xu hướng dài hạn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Như đã đề cập trong các bài phản ánh gần đây, các chỉ số chứng khoán thế giới đang lần lượt chứng kiến việc lấy lại xu hướng tăng dài hạn. Hang Seng, SET là những chỉ số sớm nhất, kế đến là S&P 500, CSI 300.

Ở phiên giao dịch hôm nay, khu vực châu Á lại đón nhận thêm một chỉ số chứng khoán khác là TWSE với việc tăng tới 3,76%. Nỗ lực tiếp cận đường MA200 cũng đã được chúng tôi phản ánh gần đây nhưng diễn biến hôm nay của thị trường Đài Loan rõ ràng cho thấy quyết tâm của dòng tiền tại thị trường này. Mức tăng của TWSE là nổi trội nhất so với các thị trường còn lại.

Hiện vị thế của VN-Index vẫn là thị trường đi sau khi còn cách đường xu hướng tăng dài hạn khảng 50-70 điểm. Trong phiên giao dịch khai xuân Quý Mão, dù đã rất cố gắng cải thiện trạng thái thì áp lực chốt lời đã phần nào cản trở thành quả của phiên này.

Chất xúc tác

Dù chưa có được xu hướng tăng dài hạn nhưng xu hướng tăng ngắn hạn vẫn đang được VN-Index duy trì kể từ đầu năm 2023. Sự đồng hành của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là sự đảm bảo cho việc đi chậm mà chắc của thị trường Việt Nam.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, khối ngoại lại mua ròng tiếp gần 745 tỷ đồng, qua đó đã nâng chuỗi mua ròng trên HOSE lên con số 6 kể từ sau phiên bán thỏa thuận đột biến với cổ phiếu EIB.

Trong khi đó, với tiền nội, cũng không thể phủ nhận có sự tham gia của nhóm này. Cho đến trước phiên hôm nay, VN-Index đã có liên tiếp 8 phiên tăng điểm và 4 phiên liên tiếp có thanh khoản vượt mức bình quân 20 phiên.

Tuy nhiên, tâm lý của nhà đầu tư nội cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động lướt sóng và chu kỳ thanh toán T+2 nên các nhóm ngành đang ghi nhận sóng như Đầu tư công, Ngân hàng, Dầu khí, Năng lượng đều đang luân chuyển một cách không liên tục.

Vận động nhóm ngành

Hôm nay chính là một phiên đã cắt đứt chuỗi 8 phiên tăng liên tiếp của VN-Index. Dù khối ngoại vẫn giải ngân rất tốt nhưng việc các mã bị mua/bán trái chiều lại không tạo ra được sự định hướng rõ ràng.

Nhóm VN30 được khối ngoại mua ròng hơn 400 tỷ đồng nhưng một số mã như VIC (-2,53%), STB (-3%), VRE (-1,65%), GVR (-2,08%), GAS (-1,48%) lại đi ngược dù nhận được tiền. Một số mã như VCB (-3,33%), VHM (-3,38%) thậm chí còn giảm mạnh hơn khi xuất hiện ở chiều ngược lại.

Nhóm Ngân hàng cũng gần như không có ý định can thiệp vào diễn biến chung khi MBB (-2,28%), LPB (-3,33%), VPB (-2,28%), SHB (-2,7%), TCB (-1,2%), ACB (-3,61%), VIB (-1,28%) cũng đều giảm giá với biên độ khá rộng.

Các nhóm như Đầu tư công và Dầu khí cũng gần như không lộ diện trong phiên hôm nay khi PVD (-1,67%), HHV (-1,87%), KSB (-3,37%), VCG (-3,47%) cùng giảm giá. Sắc xanh chỉ được ghi nhận ở CII (+3,04%), LCG (+0,48%) với giá trị giao dịch dao động quanh mức 100 tỷ đồng.

Nhóm Thép và Chứng khoán thì trong trạng thái giao dịch trái chiều khi HPG (+1,16%), SSI (+0,26%) tương phản với VND (-0,31%), VIX (-2,88%) còn NKG, HSG, HCM đứng giá.

Một số cổ phiếu có diễn biến tăng nổi trội hôm nay như HDC (+6,8%), HQC (+6,9%), DIG (+5,26%), DXG (+2,13%) rơi vào nhóm thiểu số trên sàn. Độ rộng của cả HOSE vẫn có sự nhỉnh hơn của sắc đỏ, tỷ lệ phủ là 46,2%. Sắc xanh và vàng chiếm tỷ lệ lần lượt là 44,5% và 9,3%.

VN-Index khép phiên giao dịch giảm 14,53 điểm xuống 1.102,57 điểm (-1,3%). Thanh khoản sàn khá sôi động với giá trị giao dịch đạt 13.627 tỷ đồng, tương đương 798,67 triệu đơn vị. Giá trị thỏa thuận cả phiên hôm nay chỉ là 771 tỷ đồng.

Trái ngược với VN-Index, HNX-Index và UPCoM-Index vẫn giữ được sắc xanh, tăng lần lượt 0,01% và 0,55%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.100 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Chat với BizLIVE