Chuyên gia đánh giá về khả năng chịu áp lực thanh khoản của các ngân hàng

Khi áp lực thanh toán ngắn hạn gia tăng đột biến, rủi ro sẽ được giảm thiểu nếu như ngân hàng đáp ứng được một số tiêu chí về thanh khoản.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Áp lực thanh khoản hệ thống đầu năm 2023 đã phần nào dịu bớt. Hình minh họa, nguồn: Internet.
Áp lực thanh khoản hệ thống đầu năm 2023 đã phần nào dịu bớt. Hình minh họa, nguồn: Internet.

Báo cáo mới phát hành của Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, tính đến cuối tháng 11/2022, cung tiền M2 mới chỉ tăng 3,6% so với đầu năm, thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng 14,8%. Điều này cho thấy áp lực về thanh khoản hiện hữu và hệ số LDR của các ngân hàng đều tăng đáng kể so với 2021.

Tuy nhiên, áp lực này đã phần nào dịu bớt kể từ đầu năm 2023. Nguyên nhân do áp lực tỷ giá hạ nhiệt đã tạo dư địa cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỗ trợ thanh khoản qua việc tích cực mua vào ngoại tệ. Theo thống kê của công ty chứng khoán VNDirect, Nhà điều hành đã mua vào 3,6 tỷ USD từ đầu năm 2023 đến giữa tháng 2, nhờ vậy, mặt bằng lãi suất đã giảm đáng kể so với mức đỉnh.

Ngoài ra, Thông tư 26/2022 cũng là một yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ thanh khoản hệ thống, khi có khoảng 50% tiền gửi Kho bạc Nhà nước có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (ước tính khoảng hơn 150 nghìn tỷ đồng, dựa trên số liệu BCTC quý 4/2022), sẽ được tính vào phần dư địa cho vay.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về khả năng chống chịu áp lực rủi ro thanh khoản của từng ngân hàng tại thời điểm hiện tại, các chuyên gia VNDirect dựa trên một vài tiêu chí về thanh khoản “L - liquidity” trong mô hình CAMELS.

Theo chuyên gia, khi áp lực thanh toán ngắn hạn gia tăng đột biến, rủi ro thanh khoản sẽ được giảm thiểu nếu như ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản/huy động khách hàng cao, tỷ lệ cho vay khách hàng/huy động khách hàng thấp, tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản, tỷ lệ cho vay ngắn hạn/dư nợ cho vay, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng huy động khách hàng và tỷ lệ huy động tiền gửi từ tổ chức/tổng huy động khách hàng ở mức cao.

Ở tiêu chí đầu tiên, ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản/huy động khách hàng càng cao thì có nghĩa rằng ngân hàng đó sẽ có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đủ đáp ứng nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn.

Theo đó, SeABank, TPBank, ABBank là những ngân hàng có xếp hạng khá tốt trong khi ở chiều ngược lại, Sacombank đang có thứ hạng thấp nhất.

Thứ hai, tỷ lệ cho vay khách hàng/huy động khách hàng giúp đo lường mức độ dồi dào của thanh khoản. Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng đã tối ưu nguồn huy động vốn của mình. Vì vậy, chỉ số này càng thấp càng tốt.

Ở tiêu chí này, TPBank, NCB và VietBank đang là những ngân hàng có xếp hạng tốt trong khi Sacombank, BIDV và VietinBank là những ngân hàng đang tối ưu nguồn vốn khi nên tỷ lệ cho vay khách hàng/huy động khách hàng đang ở mức rất cao.

Thứ ba, với tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao cho phép ngân hàng nhanh chóng đáp ứng đủ nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn. Chỉ số này đang khá tốt ở SeABank và VietABank trong khi Sacombank tiếp tục đứng cuối bảng xếp hạng.

Thứ tư, tỷ lệ cho vay ngắn hạn/dư nợ cho vay càng cao càng tốt. Tỷ lệ này đang ở mức cao tại BIDV, ACB, HDBank, Sacombank, Eximbank trong khi tại OCB, TPBank, OCB, VIB, NCB đang ở mức thấp và rất thấp.

Với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng huy động khách hàng, tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng đó ít chịu áp lực huy động vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay.

Theo đó, "bộ tứ quyền lực" về CASA bao gồm MB, Techcombank, Vietcombank và MSB đang là những thành viên đang có lợi thế về tỷ lệ này khi đều sở hữu tỷ trọng tới trên 30% tại mỗi ngân hàng.

Ở chiều ngược lại, BacABank, VietBank và ngân hàng Bản Việt lại đang có tỷ lệ này ở mức rất thấp.

Cuối cùng, là tỷ lệ huy động tiền gửi từ tổ chức/tổng huy động khách hàng. Từ góc độ thị trường, các chuyên gia VNDirect cho rằng, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng tổ chức càng cao thì nguồn vốn huy động của ngân hàng càng ổn định. Vì vậy tỷ lệ này càng cao thì khả năng đáp ứng thanh toán của ngân hàng càng tốt.

BIDV, Vietcombank, VietinBank, VPBank, TPBank là những ngân hàng đang được hưởng lợi lớn từ tệp khách hàng tổ chức trong khi tỷ trọng tiền gửi từ tổ chức/tổng huy động khách hàng tại BacABank, NCB hay VietBank còn ở mức khá khiêm tốn.

Để giảm bớt ảnh hưởng của yếu tố thời điểm, các chuyên gia phân tích của VNDirect cho biết, đã lấy trung bình số liệu trên BCTC của các ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2021 và cuối 2022. Chuyên gia cũng lưu ý rằng, các mức xếp hạng thấp không có nghĩa là ngân hàng đó có rủi ro về thanh khoản.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

Mặc dù kỳ số liệu CPI tháng 4 của Mỹ và đáo hạn phái sinh vẫn ở phía trước nhưng thị trường vẫn có những vận động tích lũy khả quan. Sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt là 2 phiên tăng trở lại và còn giúp VN-Index có lần đầu tiên lấy lại mốc 1.250 điểm sau gần 1 tháng.

Chat với BizLIVE