Sắp khai mạc

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, vững vàng vượt qua thách thức

Diễn đàn kinh tế lớn nhất cuối năm 2022 sẽ do Thủ tướng trực tiếp chủ trì phiên toàn thể, với mục tiêu thảo luận, làm rõ về bảo đảm các cân đối lớn, lựa chọn chính sách phù hợp trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo thông tin từ Ban Kinh tế Trung ương, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề: "Kinh tế Việt Nam năm 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức" sẽ diễn ra vào ngày 17/12 tới, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, có sự tham dự và trực tiếp chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 dù có mức tăng trưởng nhanh trên "nền" thấp của năm 2021 nhưng cả giai đoạn 2021-2022 chỉ tăng trưởng bình quân xấp xỉ khoảng 5,2%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra cho cả giai đoạn 2021-2025.

Ban Kinh tế Trung ương nhận định, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có biến động nhanh, phức tạp và vượt khỏi khả năng dự báo..., vấn đề đặt ra với Việt Nam là cần nhận diện được bối cảnh và các xu thế lớn về kinh tế vĩ mô, cùng với nhiều vấn đề lớn đặt ra như: việc phục hồi kinh tế sau đại dịch; yêu cầu bảo đảm độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế; về xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh...

Cùng với đó là cách thức để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực cũng phải thay đổi khi Việt Nam tham gia các FTA cũng như việc ứng dụng những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam.

Đồng thời, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, lại có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm lớn (hiện đứng thứ 21 trên thế giới và đứng thứ 2 trong ASEAN). Từ đó, đặt ra yêu cầu và đòi hỏi trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế xã hội đất nước phải gắn với tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu, thể hiện quyết tâm và cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Nhận diện được những khó khăn, thách thức từ bên ngoài và nội tại bên trong đang đặt ra trên chặng đường thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; mà trước mắt là năm 2023, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã liên tục có những chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành nỗ lực tìm ra những giải pháp, triển khai đồng bộ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức.

Thủ tướng Pham Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 vào tháng 6/2022 tại TP.HCM
Thủ tướng Pham Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 vào tháng 6/2022 tại TP.HCM

Ban Kinh tế Trung ương cho biết, đó là những thông điệp, mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam vào thời điểm này, được Ban phát đi trước thềm sự kiện.

Theo đó, Diễn đàn lần 5 sẽ tập trung thảo luận, làm rõ về đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức, lựa chọn chính sách cho phù hợp trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Trong đó, Diễn đàn có quy mô bao gồm 1 phiên toàn thể do Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cùng đại diện lãnh đạo Quốc hội đồng chủ trì tổ chức. Bên cạnh đó, 4 hội thảo chuyên đề sẽ do lãnh đạo các bộ ngành Trung ương đồng chủ trì bao gồm:

Hội thảo chuyên đề 1 với chủ đề: "Kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng kinh tế mới" do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì.

Hội thảo tập trung thảo luận về kiến tạo không gian phát triển kinh tế mới thông qua đẩy nhanh triển khai đồng bộ và quyết liệt các chủ trương, định hướng về phát triển các vùng và quy hoạch tổng thể quốc gia; Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết để tạo thị trường và động lực phát triển mới trong năm 2023.

Đẩy nhanh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng mới và đổi mới công tác truyền thông chính sách tạo đồng thuận xã hội cho phát triển kinh tế năm 2023; Phát huy và khai thác hiệu quả, bền vững nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo; Tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới năm 2023 thông qua đẩy nhanh tháo gỡ các rào cản, nút thắt cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hội thảo chuyên đề 2 với chủ đề: "Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững" do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng đồng chủ trì.

Hội thảo tập trung thảo luận về Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam để phát triển kinh tế bền vững - Thực tiễn năm 2022 và những vấn đề đặt ra năm 2023; Phục hồi và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán để phát triển kinh tế nhanh và bền vững...

Đồng thời, tiếp tục nhận diện, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với yêu cầu bảo đảm ổn định tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô; Lành mạnh hóa thị trường bất động sản thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững năm 2023.

Hội thảo chuyên đề 3 với chủ đề: "Đẩy nhanh tháo gỡ những điểm nghẽn về đầu tư công và nút thắt về vốn cho doanh nghiệp" do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chủ trì.

Hội thảo tập trung thảo luận về Khơi thông nguồn lực đầu tư công để dẫn dắt tăng trưởng trong môi trường nhiều bất định năm 2023; Triển vọng kinh tế vĩ mô 2023 và định hướng điều hành chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp; Tháo gỡ điểm nghẽn về đầu tư công – Góc nhìn từ các địa phương; Đón đầu và thúc đẩy dòng vốn tín dụng xanh, tài chính xanh tại Việt Nam.

Hội thảo chuyên đề 4 với chủ đề: "Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi và việc làm gắn với phát triển kinh tế năm 2023" do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng chủ trì.

Hội thảo tập trung thảo luận về Triển vọng thị trường lao động toàn cầu 2023 và các gợi ý chính sách đối với Việt Nam; Tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động năm 2022 và kiến nghị, đề xuất; Đổi mới và nâng cao hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn, thách thức năm 2023...

Cùng với đó là công tác bảo đảm việc làm, an sinh xã hội và phúc lợi cho người lao động: Thực tiễn năm 2022 và những vấn đề đặt ra năm 2023 - Góc nhìn từ các địa phương và doanh nghiệp.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tại các thị trường chính đã được cải thiện là động lực thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng trong thời gian tới.

Chat với BizLIVE