Đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào cao kéo sản xuất công nghiệp quý 4 tăng chậm lại

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý 4/2022 tăng 3%, là mức tăng thấp nhất so với các quý của năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sản xuất công nghiệp quý 4/2022 có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 3,6% so với cùng kỳ năm trước (trong khi tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 3 quý trước lần lượt đạt 7,16%; 9,51%; 11,06%), Tổng cục Thống kê cho biết trong báo cáo công bố sáng 29/12.

Theo Tổng cục Thống kê, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2022 ước tính tăng 7,69% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,1%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm.

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 5,19% (do sản lượng khai thác than tăng 4,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 8,3%), đóng góp 0,17 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) có xu hướng giảm trong quý 4 do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu, trong đó tháng 12/2022 ước giảm 1% so với tháng trước và chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý 4/2022 IIP tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất so với các quý của năm 2022 (chỉ số IIP quý 1/2022 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước; quý 2/2022 tăng 9,8%; quý 3/2022 tăng 10,9%) .

Chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 7,8%, trong đó một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao như sản xuất đồ uống tăng 32,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 19,2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 19,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tre nứa tăng 17,2%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 15,6%; sản xuất trang phục tăng 14,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 12,3%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành như sản xuất kim loại lại giảm 2,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 6,6%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2022 tăng 0,3% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,1% so với năm 2021 (năm trước tăng 4,8%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2022 tăng 10,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 13,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 21,3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2022 là 78,1% (năm 2021 là 79,2%).

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tại các thị trường chính đã được cải thiện là động lực thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng trong thời gian tới.

Chat với BizLIVE