Dự báo tăng trưởng hàng không 6 tháng cuối năm: Trái chiều nội địa, quốc tế

Trong các tháng cuối năm, thị trường hàng không quốc tế được dự báo tiếp tục hồi phục nhanh hơn các tháng đầu năm 2023, trong khi hàng không nội địa có thể tăng trưởng giảm dần vào các tháng cuối năm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2023 mặc dù giảm nhẹ so cùng kỳ 2021 tuy nhiên vẫn tăng trên 8% so cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19). Tổng thị trường hành khách ước đạt 34,7 triệu khách, tăng 49,6% so với cùng kỳ 2022; trong đó khách quốc tế đạt 14,7 triệu khách, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ 2022, bằng 73,5% so cùng kỳ 2019; khách nội địa đạt 20 triệu khách, giảm 3,4% so với cùng kỳ 2022 nhưng tăng 8,1% so cùng kỳ 2019.

Đối với thị trường vận chuyển hàng không quốc tế, đang phục hồi với sự tham gia khai thác trở lại của nhiều hàng hàng không quốc tế tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 72% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó các tháng 5, 6 đã đạt được gần 80% so cùng kỳ 2019.

Hiện tại, có 52 hãng hàng không nước ngoài và 5 hãng hàng không Việt Nam khai thác thị trường quốc tế với 143 đường bay kết nối 29 quốc gia vùng lãnh thổ là ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Á và Châu Phi tới Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt. Một số thị trường có sự tăng trưởng cao so với trước dịch như Thái Lan, Indonesia, Úc (tăng 10-30% so với năm 2019), thị trường Nhật Bản đã đạt xấp xỉ cùng kỳ 2019, một số thị trường khác như Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Âu đang đang có sự hồi phục nhanh và đặc biệt là thị trường Ấn Độ (thị trường mới) có sự phát triển rất nhanh.

Mặc dù vậy, một số thị trường như Trung Quốc, Hồng kông, Ma-cau, Hàn Quốc có tốc độ hồi phục chậm hơn so với tổng thể.

Dự báo, trong các tháng cuối năm, thị trường hàng không quốc tế sẽ tiếp tục hồi phục với tốc độ hồi phục của thị trường sẽ nhanh hơn các tháng đầu năm 2023. Hiện tại, có 52 hãng hàng không thường lệ nước ngoài và 5 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 143 đường bay kết nối 29 quốc gia vùng lãnh thổ.

Đối với thị trường hàng không trong nước, triển vọng 6 tháng cuối năm, hàng không nội địa sẽ tiếp tục tăng trưởng so với năm 2019, tuy nhiên mức độ tăng trưởng sẽ giảm dần vào các tháng cuối năm.

Dịp cao điểm hè năm 2023 (tính từ 01/06-02/09), thị trường hàng không nội địa Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng, dự kiến tăng 7-10% so cùng kỳ 2019 với sản lượng từ 3,5-3,7 triệu khách/tháng (các Tháng 6, 8) đến 4,2-4,5 triệu khách vào Tháng 7.

Hoạt động kinh doanh có thể “dễ thở” hơn khi giá nhiên liệu kỳ vọng giảm

Thông tin tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Giao thông vận tải mới đây, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines (VNA, mã HVN), cho biết một trong những khó khăn mà hàng không đang phải đối mặt là mâu thuẫn địa chính trị giữa Nga - Ukraine khiến giá nhiên liệu xăng dầu tăng nhanh, có lúc tăng gấp đôi trước dịch, trong khi nhiên liệu chiếm 60% chi phí hàng không.

Thực tế, theo thống kê của Công ty chứng khoán PSI, từ quý 2/2023, giá nhiên liệu bay đã giảm so với mức nền cao cùng kỳ năm 2022 giúp giảm chi phí vốn. “Giá nhiên liệu Jet đã kéo dài đà giảm từ nửa năm sau 2022 cùng với xu hướng giảm của giá dầu. Trong các quý tiếp theo, khi giá dầu được kỳ vọng không tăng mạnh và có thể giảm do triển vọng tăng trưởng kinh tế kém tích cực sẽ giúp cho giá nhiên liệu Jet không bị đẩy lên mức cao, qua đó ổn định chi phí nguyên vật liệu cho Vietnam Airlines”, PSI cho biết trong báo cáo.

Giá nhiên liệu Jet đã kéo dài đà giảm từ nửa sau năm 2022
Giá nhiên liệu Jet đã kéo dài đà giảm từ nửa sau năm 2022

Bên cạnh đó, nhờ chính sách mới về quản lý xuất nhập cảnh được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tháng 5, hướng tới việc nâng thời hạn thị thực điện tử và chứng nhận tạm trú cho người nhập cảnh, đẩy mạnh việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, PSI kỳ vọng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ vượt mục tiêu trong năm nay. Điều này sẽ góp phần làm tăng doanh thu cho hoạt động vận tải hành khách của các hãng hàng không.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Da giày túi xách đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD năm 2024

Quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu da giày - túi xách đạt 5,68 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Năm 2024, ngành hàng này đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2023. Hiện các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào gia công và phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất được nhập từ các nước, để đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối theo yêu cầu của các FTA đang là một trở ngại lớn của ngành.

Chat với BizLIVE