Giá xăng tăng hơn 1.100 đồng/lít, lên sát mốc 24.000 đồng

Từ 15h hôm nay (11/11), mỗi lít xăng tăng 840 - 1.110 đồng/lít, trong khi mặt hàng dầu tăng 680 - 960 đồng/lít, kg, trừ dầu diesel giảm 90 đồng/lít.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 11/11, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Tài chính - Công Thương thực hiện trích lập quỹ bình ổn đối với mỗi lít xăng RON 95 và E5 RON 92 là 200 đồng/lít, dầu mazut là 300 đồng/lít, dầu hoả và dầu diesel không trích lập vào quỹ ở kỳ điều hành hôm nay. Liên Bộ quyết định không chi quỹ bình ổn với các mặt hàng xăng, dầu.

Như vậy sau khi điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng E5 RON 92 tăng 840 đồng/lít, giá bán là 22.710 đồng/lít.

Xăng RON 95 tăng 1.110 đồng/lít, giá bán là 23.860 đồng/lít.

Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít, giá bán là 24.980 đồng/lít.

Dầu hỏa tăng 960 đồng/lít, giá bán là 24.740 đồng/lít.

Dầu mazut tăng 680 đồng/kg, giá bán là 14.760 đồng/kg.

Cũng trong kỳ điều hành này, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ tăng thêm 290 - 560 đồng/lít với xăng và 160 - 660 đồng/lít dầu, tùy loại. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tăng chi phí trên sẽ làm tăng giá cơ sở xăng E5 RON 92 và dầu diesel gần 50 đồng/lít, xăng RON 95 gần 150 đồng và dầu hỏa trên 720 đồng/lít.

Tính từ đầu năm đến nay, các mặt hàng xăng dầu đã trải qua 30 lần điều chỉnh giá, trong đó có 17 lần tăng và 12 lần giảm, một lần giữ nguyên. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 đang ở quanh mức 22.500 - 24.000 đồng/lít, tương đương thời điểm cuối tháng 12/2021.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Da giày túi xách đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD năm 2024

Quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu da giày - túi xách đạt 5,68 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Năm 2024, ngành hàng này đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2023. Hiện các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào gia công và phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất được nhập từ các nước, để đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối theo yêu cầu của các FTA đang là một trở ngại lớn của ngành.

Chat với BizLIVE