Hai kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2023 và giải pháp đưa GDP "về đích"

"Nếu chúng ta muốn đạt mục tiêu 6,5% thì tăng trưởng quý 3 tối thiểu phải 7,4% và quý 4 phải 10,3%. Mặc dù quý 3/2022 chúng ta đã đạt con số trên 10%, nhưng năm nay khó hơn rất nhiều", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 4/7, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật hai kịch bản tăng trưởng quý 3 và cả năm 2023.

Theo kịch bản 1, tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6% thì tăng trưởng quý 3 phải đạt 6,8%, quý 4 phải đạt 9% (cao hơn lần lượt 0,3 điểm % và 1,9 điểm % so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP), tính chung 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt 8%.

Theo kịch bản 2, tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6,5%; tăng trưởng quý 3 phải đạt 7,4%, quý 4 phải đạt 10,3% (cao hơn lần lượt 0,9 điểm % và 3,2 điểm % so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP), tính chung 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt 8,9%.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra chiều cùng ngày, một lần nữa vấn đề về những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm lại được đặt ra cho lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thông tin về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, bối cảnh từ nay đến cuối năm cho thấy tình hình kinh tế trong nước còn tiếp tục khó khăn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Chính vì điều đó, gắn với mục tiêu theo nghị quyết của Quốc hội đặt ra là tăng trưởng cả năm 6,5% thì nhiệm vụ hết sức nặng nề.

"Nếu chúng ta muốn đạt mục tiêu 6,5% thì tăng trưởng quý 3 tối thiểu phải 7,4% và quý 4 phải 10,3%. Mặc dù quý 3/2022 chúng ta đã đạt con số trên 10%, nhưng năm nay khó hơn rất nhiều so với năm ngoái", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Còn theo kịch bản thấp hơn là tăng trưởng cả năm ở mức 6% thì tăng trưởng quý 3 cũng phải đạt 6,8% và tăng trưởng quý 4 phải là 9%. Ông Phương cho rằng: "Đây là hai con số cũng khá thách thức".

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương - Ảnh: VGP

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương - Ảnh: VGP

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trên cơ sở quan điểm chỉ đạo điều hành của Thủ tướng cũng như của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất nhóm chính sách giải pháp cho 6 tháng cuối năm.

Đồng thời, trên cơ sở kết quả của 27 đoàn công tác của thành viên Chính phủ khi làm việc với địa phương trong thời gian vừa qua, Bộ đã dự thảo Nghị quyết chuyên đề đặc biệt cho 6 tháng cuối năm. Nghị quyết này tập trung rất nhiều giải pháp để phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội từ nay đến cuối năm.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên là tăng cường phân tích dự báo, đặc biệt là dự báo về thị trường quốc tế, nắm bắt chặt chẽ tình hình, diễn biến của quốc tế, trên cơ sở đó đề xuất kịp thời các giải pháp ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống.

Nhóm giải pháp thứ hai là phải giữ cho bằng được ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó, tập trung vào việc tiếp tục điều hành hàng hoá, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng như kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các chương trình, định hướng cải thiện lãi suất cho vay để kích thích, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế cũng như tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ chính sách tài khóa về miễn, giảm thuế, triển khai các nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế VAT 2%.

"Trong nhóm giải pháp này, sức ép về điều hành lạm phát từ nay đến cuối năm đã giảm so với trước rất nhiều. Hiện nay mức độ tăng CPI của chúng ta khoảng 3,29%. Như vậy, chúng ta có rất nhiều dư địa so với mục tiêu của Quốc hội là 4,5%, tạo điều kiện cho chúng ta tập trung hơn vào các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng", Thứ trưởng Phương nhìn nhận.

Nhóm giải pháp thứ ba là rà soát tất cả động lực tăng trưởng để tác động kích thích tăng trưởng, trong đó, đặt trọng tâm vào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như tháo gỡ khó khăn cho động lực xuất khẩu. Bên cạnh đó là tập trung vào động lực phát triển tiêu dùng trong nước, khuyến khích đầu tư, trọng tâm là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công...

"Một trong những phân tích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, khi chúng ta tháo gỡ được một số khó khăn, điểm nghẽn thì đồng nghĩa chúng ta tăng thêm động lực cho tăng trưởng", Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

Lễ khởi công Nhà máy chế tác nữ trang trị giá 150 triệu USD tại tỉnh Bình Dương

Pandora - thương hiệu trang sức lớn nhất thế giới đã có mặt tại Việt Nam

Pandora - thương hiệu trang sức lớn trên thế giới vừa tổ chức lễ khởi công Nhà máy chế tác nữ trang trị giá 150 triệu USD tại tỉnh Bình Dương. Đầu năm 2026, nhà máy sẽ đi vào hoạt động với công suất 60 triệu món đồ trang sức mỗi năm, hỗ trợ sự phát triển lâu dài cũng như gia tăng năng lực sản xuất của công ty lên khoảng 50%.

Chat với BizLIVE