Khách du lịch Nhật Bản ngày càng ưa chuộng điểm đến Việt Nam

Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JTA) và Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA) đã đưa ra danh sách 24 điểm đến tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương được hưởng Gói chính sách khuyến khích người dân Nhật Bản đi du lịch nước ngoài. Đáng chú ý, trong số 24 điểm đến này có Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhật Bản đã gỡ bỏ tất cả các hạn chế kiểm soát biên giới từ ngày 8/5/2023, khi nước này đã hạ cấp dịch bệnh Covid-19 xuống Hạng 5 theo Luật Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Nhật Bản, cùng cấp độ như cúm mùa.

Tuy vậy, dù có sự gia tăng về số lượng khách quốc tế nhưng số người Nhật Bản đi du lịch nước ngoài vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước COVID-19.

Vì vậy, gói chính sách khuyến khích người dân Nhật Bản đi du lịch nước ngoài nhằm hỗ trợ ngành hàng không và các công ty lữ hành trong nước vốn đang phục hồi chậm, như một phần của việc quảng bá sáng kiến nhằm công bố khẩu hiệu "Ima-koso! Kaigai" (Giờ là lúc đi du lịch nước ngoài).

Nhật Bản kỳ vọng năm 2024 sẽ có khoảng 20 triệu lượt người Nhật đi du lịch nước ngoài, tương đương mức trước đại dịch.

24 điểm đến trong Gói chính sách khuyến khích du lịch nước ngoài, gồm có: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Canada, Mỹ, Hawaii, Guam, Mexico, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Anh, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia.

Các văn phòng du lịch chính thức tại những điểm đến này sẽ hợp tác với JTA và JATA để nâng cao sức hấp dẫn của các dịch vụ của họ đối với thị trường Nhật Bản, trong khi các công ty du lịch có trụ sở tại Nhật Bản sẽ tạo ra các gói tour có giá cạnh tranh hơn nhắm vào những người trẻ tuổi.

Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Nhật Bản là một trong những thị trường khách du lịch lớn nhất thế giới với 18 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài mỗi năm trước khi có dịch COVID-19. Trong đó, Việt Nam là một điểm đến du lịch yêu thích của khách du lịch Nhật Bản với khoảng 1 triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Giai đoạn 2015-2019, khách Nhật Bản sang Việt Nam tăng trưởng ổn định, đạt trung bình 9,1%/năm. Năm 2019, có 951 nghìn lượt khách Nhật Bản sang Việt Nam. Sau khi mở cửa du lịch quốc tế, Việt Nam đã đón được 174,7 nghìn lượt khách Nhật Bản năm 2022 và 204 nghìn lượt trong 5 tháng đầu năm 2023.

Du khách Nhật Bản ưa chuộng các hình thức du lịch trải nghiệm văn hóa, di sản thế giới và nghỉ dưỡng. Các điểm du lịch Việt Nam thu hút khách Nhật Bản là Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Huế-Đà Nẵng-Hội An, Nha Trang, Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh…Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến người dân Nhật Bản luôn được chú ý.

Dự báo tới đây, Nhật Bản vẫn tiếp tục là điểm đến được du khách Việt Nam quan tâm. Vì vậy, nhằm thu hút du khách Nhật Bản tới Việt Nam nhiều hơn, ngành du lịch thường tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến ở nhiều thành phố lớn, tổ chức lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt Nam như áo dài, múa rối nước; tham gia nhiều hội chợ du lịch quốc tế tại Nhật Bản...

Từ ngày 2-6/7 tới đây, tại Osaka, Hiệp hội hỗ trợ người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức Chương trình Xúc tiến hợp tác du lịch Việt Nam-Nhật Bản 2023. Đây là dịp tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác du lịch, thương mại và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Nhật Bản; thắt chặt hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập hệ ngoại giao.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tại các thị trường chính đã được cải thiện là động lực thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng trong thời gian tới.

Chat với BizLIVE