Khoảng 90.000 tỷ đồng bơm thêm hỗ trợ cân đối nguồn hệ thống ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước liên tiếp bơm lượng tiền khá lớn hỗ trợ cân đối nguồn hệ thống; lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt đi rõ rệt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tuần qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam trải qua những tác động bất lợi nhất định từ dư luận ảnh hưởng đến tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Tuy nhiên, SCB dần ổn định trở lại; cân đối nguồn hệ thống bớt căng thẳng; lãi suất VND giảm mạnh trên thị trường liên ngân hàng.

Đây cũng là tuần cao điểm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ròng lượng tiền khá lớn ra thị trường, đặc biệt trong hai ngày đầu tuần. Cùng đó, lượng tiền của các ngân hàng thương mại (NHTM) gửi về NHNN qua kênh tín phiếu ngắn hạn cũng đáo hạn và chảy trở lại thị trường khá lớn.

Cụ thể, trước khi bước vào tuần vừa qua các NHTM vẫn còn tới 45.398,8 tỷ đồng “của để dành” gửi ở NHNN qua số dư tín phiếu của cơ quan này đã phát hành trước đó. Với kỳ hạn ngắn, lượng tiền này đã lần lượt đáo hạn trong tuần, bổ sung nguồn cho hệ thống.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cũng trước khi bước vào tuần này, hệ thống có số dư vay ngắn hạn từ NHNN qua thị trường mở (OMO) là 41.691,55 tỷ đồng. Lượng vốn này cũng có kỳ hạn ngắn (7 ngày) nên các NHTM cũng phải dồn trả NHNN trong tuần qua.

Cân đối lại hai nguồn trên khá cân bằng, lượng vốn của các NHTM chảy trở lại thị trường qua tín phiếu đáo hạn có nhỉnh hơn một phần.

Như đề cập ở trên, khi hệ thống có diễn biến bất lợi liên quan đến hoạt động của SCB, NHNN lập tức đẩy mạnh bơm tiền ra hỗ trợ cân đối nguồn; kỳ hạn cũng lập tức được nới dài, từ 7 ngày trước đó lên 14 và 28 ngày để giãn bớt áp lực nguồn tiền này sớm đáo hạn.

Hai ngày đầu tuần NHNN bơm qua OMO khá mạnh với quanh 30.000 tỷ đồng/phiên. Quy mô này thu hẹp dần từ giữa tuần, và phiên cuối tuần (14/10) chỉ còn phải bơm 4.382,66 tỷ đồng, kỳ hạn cũng thu hẹp còn 7 và 14 ngày; lãi suất đã có hướng “cố định” chỉ ở 5%/năm (cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua có từ 6,3-6,9%/năm).

Tính chung tổng cân đối liên quan đến hoạt động bơm - hút tiền ngắn hạn của NHNN qua hai kênh chính yếu trên (qua OMO và phát hành tín phiếu), đến thời điểm này đã có khoảng 90.000 tỷ đồng nguồn tiền đang hỗ trợ cân đối nguồn hệ thống. Quy mô này là lượng NHNN đang cho vay ròng để cân đối nguồn hệ thống, các NHTM sẽ lần lượt phải trả lại Nhà điều hành thời gian ngắn sắp tới.

Như trên, với hơn 45.000 tỷ đồng vốn của các NHTM ở kênh tín phiếu NHNN chảy trở lại thị trường, cùng với lượng NHNN bơm cho vay qua OMO với số dư hiện đã lên quanh 90.000 tỷ đồng, nguồn cung lớn đã góp phần hạ nhiệt lãi suất VND trong tuần qua.

Đầu tuần, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đồng loạt tăng cao, qua đêm trên 7,7% và hầu hết các kỳ hạn khác đều vượt trên 8%/năm; thì đến cuối tuần này lãi suất qua đêm đã xuống dưới mốc 5%, còn 4,95%/năm cập nhật đến sáng 14/10.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE