Không đủ gạo xuất khẩu, nhiều khách hàng hỏi mua doanh nghiệp không dám ký

Doanh nghiệp không có đủ gạo xuất khẩu, hơn tháng qua nhiều khách hàng hỏi mua rất nhiều nhưng không dám ký bán.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nguyên nhân, nông dân giảm diện tích sản xuất dẫn sản lượng giảm khiến doanh nghiệp không có đủ gạo xuất khẩu.

Trước đó, trong năm 2021 Việt Nam đã phải nhập khẩu gạo của Ấn Độ khoảng 1 triệu tấn để sử dụng cho ngành chế biến bún, miến, bia..., còn gạo sản xuất trong nước để dành xuất khẩu.

Lo doanh nghiệp không có đủ gạo xuất khẩu sẽ ồ ạt nhập khẩu gạo giá rẻ từ Ấn Độ, có thể làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo trong nước, ngày 24/6/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu gạo của các doanh nghiệp trong nước.

Có những góc nhìn chưa hiểu đúng thị trường lúa gạo Việt Nam?

Phát biểu tại “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, do Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức sáng ngày 19/11/2022, ông Nguyễn Việt Anh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (ORICO) lại có góc nhìn khác.

Đối với nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là nước xuất khẩu gạo tại sao lại vừa nhập khẩu gạo giá rẻ từ Ấn Độ và nhập khẩu lúa từ Campuchia, theo Tổng giám đốc ORICO nói như vậy là đang hiểu sai về thị trường lúa gạo.

Bởi thời gian qua Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ nguồn lúa Campuchia. Việc nhập lúa Campuchia về không phải để làm hại người nông dân Việt Nam, vì ngành chế biến lúa gạo của Campuchia không thể nào so với Việt Nam, và theo dòng chảy thị trường năm nào lúa Campuchia về Việt Nam nhiều thì các doanh nghiệp Việt Nam đều được hưởng lợi. Theo ông Việt Anh, do vậy không nên có suy nghĩ tiêu cực nông dân Việt Nam đã không có lợi nhuận từ sản xuất lúa gạo tại sao lại nhập khẩu lúa gạo từ Campuchia.

“Trên thực tế lúa Campuchia cũng do nông dân Việt Nam sang Campuchia thuê đất trồng và câu chuyện này đã tồn tại hàng thế kỷ nay. Đây là nền kinh tế giao thương biên mậu.

Đối với nguồn gạo Ấn Độ cũng vậy. Nếu năm nay Việt Nam không nhập khẩu gạo Ấn Độ về thì nguồn gạo để xuất khẩu sẽ càng bị thiếu nhiều hơn. Có một sự thật trớ trêu là hơn một tháng nay doanh nghiệp có hợp đồng nhưng không mua được gạo để xuất khẩu, và khách hàng hỏi rất nhiều nhưng chúng tôi không có hàng để bán trong khi giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang cao nhất thế giới, cao hơn cả gạo 5% tấm Thái Lan.

Ở góc nhìn thị trường hãy cứ để dòng chảy lúa gạo vận hành theo quy luật thị trường và sẽ thấy dòng chảy này có những lý do riêng của nó”, Tổng giám đốc Công ty ORICO nhấn mạnh.

Doanh nghiệp không đủ gạo xuất khẩu, nhiều khách hàng hỏi mua cũng không dám ký
Ông Nguyễn Việt Anh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (ORICO)

Ông Việt Anh cho biết, từ năm 1995 đến nay trong chuỗi ngành hàng lúa gạo, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài không có tên trên thị trường lúa gạo, kể cả những tập đoàn lúa gạo lớn toàn cầu cũng bị phá sản rất nhiều. Qua đó cho thấy không có sự phát triển không bền vững trong kinh doanh xuất khẩu gạo, vì thị trường không phép doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn, lợi nhuận ngành gạo hiện nay cực kỳ mỏng so với khoảng 10 năm trước.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 100 Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, với khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu chiếm khoảng 70% thị phần, và ORICO đứng vị trí thứ năm trong top 20 doanh nghiệp này.

Nếu không có 20 doanh nghiệp xuất khẩu top đầu này thì lượng lúa hàng hóa trong dân sẽ bị ứ đọng rất nhiều, thu nhập của người nông dân cũng sẽ bị ảnh hưởng, và tuy là 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam nhưng họ sẽ không có đủ sức để đầu tư và bao tiêu một lượng lúa tương đương với lượng gạo xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp tham gia bao tiêu với một diện tích lớn như vậy chắc chắn sau một năm sẽ bị phá sản.

Vẫn loay hoay bài toán làm thế nào để nông dân bán lúa được giá cao

Giai đoạn thu hoạch rộ nguồn cung dồi dào nên lúa không bao giờ lên giá, vì vậy làm sao để người nông dân có vốn và có khả năng tồn trữ chờ cho qua giai đoạn thu hoạch rộ mới bán sẽ có giá tốt hơn?

Bài toán này sau bao nhiêu năm qua vẫn chưa giải được, do sức chứa mỗi hộ nông dân không nhiều và nếu không bán ngay vốn kẹt vào lúa bà con không có tiền trang trải chi phí mùa vụ và cho cuộc sống.

Ngoài ra, muốn trữ lại lúa phải được sấy và có nơi tồn trữ, đây là bài toán khó đối với nông dân, vì vậy nếu có giảm diện tích trồng lúa thì cũng không tăng thu nhập cho bà con.

Hiện nay Việt Nam có 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu chiếm 70% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, và mỗi doanh nghiệp đều có vai trò khác nhau. Đối với những doanh nghiệp làm gạo thương hiệu họ cần có thời gian, có nguồn lực kinh tế mạnh và phân khúc gạo thương hiệu hơi nhỏ hơn so với gạo xuất khẩu.

“Quá trình xây dựng một thương hiệu gạo không dưới 5 năm. Tôi mong muốn một số công ty ngành gạo thành công trong vấn đề này để có mô hình mẫu và nhân rộng ra. Muốn xây dựng thương hiệu gạo thành công doanh nghiệp cần có nguồn tiền rất lớn đầu tư vào”, Tổng giám đốc Công ty ORICO nói.

Ví dụ, thị trường châu Âu nhập khẩu gạo chất lượng cao và gạo thương hiệu sản lượng không lớn chỉ khoảng vài chục ngàn tấn/ năm, có năm Việt Nam xuất khẩu sang đây khoảng 60 tấn.

Dự báo thị trường xuất khẩu gạo năm 2023, Tổng giám đốc ORICO cho rằng ngành gạo Việt Nam sẽ duy trì lượng gạo xuất khẩu ổn định, tuy nhiên việc Chính phủ Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo sau một thời gian chắc chắn sẽ không kéo dài và điều chỉnh, và khi Ấn Độ điều chỉnh chính sách xuất khẩu gạo thì giá gạo trên thị trường toàn cầu sẽ sụt giảm.

Vụ Đông Xuân là vụ lúa có chất lượng gạo tốt nhất trong năm, vì vậy doanh nghiệp cần tranh thủ mua để đẩy mạnh xuất khẩu; còn vụ Hè Thu đối với giống lúa IR 50404 cho chất lượng không được tốt nhưng đối với lúa DT8, OM 5451 sẽ xuất khẩu tương đối ổn định.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Lễ khởi công Nhà máy chế tác nữ trang trị giá 150 triệu USD tại tỉnh Bình Dương

Pandora - thương hiệu trang sức lớn nhất thế giới đã có mặt tại Việt Nam

Pandora - thương hiệu trang sức lớn trên thế giới vừa tổ chức lễ khởi công Nhà máy chế tác nữ trang trị giá 150 triệu USD tại tỉnh Bình Dương. Đầu năm 2026, nhà máy sẽ đi vào hoạt động với công suất 60 triệu món đồ trang sức mỗi năm, hỗ trợ sự phát triển lâu dài cũng như gia tăng năng lực sản xuất của công ty lên khoảng 50%.

Chat với BizLIVE