Kinh Bắc bảo lãnh khoản vay 320 tỷ đồng cho công ty con

Khoản vay của Kinh Bắc (KBC) được sử dụng để thanh toán chi phí đầu tư của Dự án Đầu tư nhà xưởng tại KCN Quế Võ và KCN Quế Võ mở rộng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) đã thông qua nghị quyết chấp thuận bảo lãnh khoản vay 320 tỷ của công ty con là CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng.

Khoản vay được sử dụng thanh toán các khoản chi phí đầu tư hợp pháp của Dự án Đầu tư nhà xưởng tại KCN Quế Võ và KCN Quế Võ mở rộng để cho thuê/bán thương mại.

Thời hạn bảo lãnh bắt đầu từ ngày 15/12/2022 cho đến khi toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm của bên vay được thực hiện xong.

KBC cũng chấp thuận bảo lãnh cho bất kỳ khoản lãi, chi phí, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác nếu có từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ngô Quyền.

Được biết, hoạt động chính của CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng là cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng, cho thuê hoặc bán nhà, nhà xưởng, kinh doanh các dịch vụ khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. Công ty có trụ sở tại Khu công nghiệp Tràng Duệ với tổng diện tích 600ha, xây dựng theo mô hình quần thể kiến trúc hiện đại gồm: KCN – Khu đô thị - Khu vui chơi giải trí và dịch vụ. Tính đến ngày 30/9, KBC sở hữu 86,54% vốn điều lệ tại CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng.

Ngày 13/12, HĐQT KBC đã thông qua việc vay vốn công ty con là CTCP KCN Sài Gòn - Bắc Giang 150 tỷ đồng. Đây là lần thứ 2 KBC vay vốn CTCP KCN Sài Gòn - Bắc Giang trong tháng này để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đó, ngày 5/12, HĐQT KBC thông qua việc vay vốn CTCP KCN Sài Gòn - Bắc Giang 200 tỷ đồng.

Chỉ trong chưa đầy 10 ngày, KBC tổng cộng đã vay 350 tỷ đồng từ CTCP KCN Sài Gòn - Bắc Giang dưới hình thức tín chấp, lãi suất theo thỏa thuận tại từng hợp đồng cho vay, tiền lãi thanh toán một lần khi tất toán các khoản vay.

Cũng trong tháng 12, ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT KBC mua thành công 25 triệu cổ phiếu KBC theo hình thức khớp lệnh, giao dịch được thực hiện từ ngày 15/11 đến ngày 13/12.

Tính theo thị giá trung bình cổ phiếu KBC trong thời gian giao dịch, ông Đặng Thành Tâm đã bỏ ra gần 486 tỷ để mua lại 25 triệu cổ phần. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu ông Đặng Thành Tâm sở hữu hiện tại nâng lên 138.666.665 cổ phiếu, tương đương sở hữu 18,06% vốn điều lệ công ty.

Động thái mua cổ phiếu của ông Đặng Thành Tâm trong tình hình giá cổ phiếu KBC đang trên đà hồi phục sau khi lao xuống đáy vào ngày 10/11 còn 13.950 đồng/cổ phiếu (giảm 70% giá trị so với mức đỉnh tháng 1/2022), sau đó hồi phục mạnh mẽ tăng 8 phiên liên tiếp và có diễn biến tích cực.

Diễn biến giao dịch cổ phiếu KBC trong một năm. Nguồn: Tradingview
Diễn biến giao dịch cổ phiếu KBC trong một năm. Nguồn: Tradingview

Về kết quả kinh doanh hợp nhất, trong quý 3, KBC ghi nhận doanh thu thuần 203,2 tỷ đồng, giảm 37,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp giảm 38% so với cùng kỳ còn 97,3 tỷ đồng. Tuy vậy, KBC thu về gần 2 nghìn tỷ tiền lãi từ công ty liên kết (trong khi cùng kỳ âm 990 triệu đồng) qua khoản lợi nhuận là giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng phát sinh trong quý 2/2022. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế quý 3 thu về 1,93 nghìn tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, KBC có tổng doanh thu 1,2 nghìn tỷ (giảm 58% so với cùng kỳ), 2,2 nghìn tỷ tiền lãi từ công ty liên kết, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2,1 nghìn tỷ (tăng 65% so với cùng kỳ), lần lượt chỉ đạt 12,2% và 46% kế hoạch năm 2022. Tổng tài sản của KBC tính đến ngày 30/9/2022 là 33,3 nghìn tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Thị trường văn phòng TP.HCM ngược chiều Hà Nội

Thị trường văn phòng TP.HCM ngược chiều Hà Nội

Tại thị trường TP.Hồ Chí Minh trước đây hầu hết tập trung tại một khu vực là Quận 1, nơi mang tới nguồn cung văn phòng chủ yếu thì hiện nay đã ghi nhận về sự dịch chuyển sang khu vực Thủ Thiêm, với nguồn cung văn phòng mới, mặt sàn lớn và nhiều dự án đạt chứng chỉ xanh.

Chat với BizLIVE