Lợi nhuận quý 1/2023 của CTCK hồi phục, nhiều mã đã tăng hơn 50% trong 4 tháng đầu năm

Xu hướng tăng giá của các cổ phiếu chứng khoán được hậu thuẫn từ kết quả kinh doanh quý 1/2022 khởi sắc so với quý cuối cùng của năm 2022. Dù vậy, chặng đường hồi phục của nhóm này sẽ vẫn còn nhiều chông gai ở phía trước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lợi nhuận quý 1/2023 của CTCK hồi phục, nhiều mã đã tăng hơn 50% trong 4 tháng đầu năm

Theo số liệu tổng hợp kết quả kinh doanh quý 1/2023 từ 24 công ty chứng khoán (CTCK) hàng đầu thị trường, lợi nhuận sau thuế đã đạt hơn 2.400 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 4 quý trở lại đây. So với quý 4/2022 - giai đoạn VN-Index chạm đáy, lợi nhuận sau thuế của nhóm CTCK đã tăng gần 70%.

Thống kê từ BCTC của 24 CTCK.

Thống kê từ BCTC của 24 CTCK.

Một số CTCK thậm chí còn bật mạnh về lợi nhuận sau thuế so với quý 4/2022 như VDS tăng gấp 12 lần, BSI tăng hơn 6 lần, KIS tăng 3,8 lần. Các công ty đầu ngành như SSI (+115%), TCBS (+46%) cũng có sự hồi phục khả quan trong khi VND đã lãi gần 135 tỷ đồng sau khi báo lỗ 38,36 tỷ đồng trong quý 4/2022.

Theo Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, ông Trần Trương Mạnh Hiếu, câu chuyện kết quả kinh doanh quý 1 đã hậu thuẫn cho đợt sóng hiện tại của nhóm cổ phiếu Chứng khoán. Lợi nhuận cải thiện khá nhiều với quý trước đã tạo ra hiệu ứng khá tích cực về triển vọng tốt trong năm 2023.

Theo thống kê, các cổ phiếu nhóm Chứng khoán đã tăng ít nhất 10% trong 4 tháng đầu năm và các trường hợp nổi bật nhất là các cổ phiếu AGR, BSI, FTS , ORS với mức tăng trên 40%.

Nhiều cổ phiếu cũng đã ghi nhận sự trở lại của xu hướng tăng dài hạn.

Nhiều cổ phiếu cũng đã ghi nhận sự trở lại của xu hướng tăng dài hạn.

Dù vậy, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng chặng đường hồi phục của nhóm doanh nghiệp Chứng khoán vẫn sẽ còn nhiều chông gai phía trước bởi thực tế so với cùng kỳ năm ngoái - giai đoạn thị trường còn neo ở đỉnh, lợi nhuận của 24 CTCK hàng đầu vẫn sụt giảm 57%. Mức lợi nhuận sau thuế theo thống kê của quý 1/2022 là hơn 5.500 tỷ đồng.

Cùng với đó, các mảng cốt lõi của các CTCK như doanh thu từ môi giới và cho vay margin vẫn chưa thực sự có sự hồi phục mạnh mẽ.

Thống kê từ BCTC của 24 CTCK.

Thống kê từ BCTC của 24 CTCK.

Cụ thể, tổng doanh thu môi giới của 24 CTCK theo thống kê vẫn thấp hơn so với quý 4/2022, đạt hơn 1.700 tỷ đồng trong đó các CTCK có thị phần lớn nhất là VPS (-25%), SSI (-19%), VND (-29%), HCM (-32%), MAS (-31%) đều có sự sụt giảm.

Thống kê từ BCTC của 24 CTCK.

Thống kê từ BCTC của 24 CTCK.

Tương tự với hoạt động cho vay margin và các khoản cho vay của CTCK cũng có mức giảm 10-20%. So với quý 4/2022, doanh thu từ cho vay và khoản phải thu đạt hơn 2.800 tỷ đồng giảm 13%.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Chat với BizLIVE