Luân chuyển tích cực nhưng thanh khoản mới là chìa khóa

Ngay sau phiên hồi phục mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu Đầu tư công, các cổ phiếu Dầu khí đang là điểm sáng tiếp theo của thị trường. Sự luân chuyển nhóm ngành diễn ra nhưng thanh khoản lại chưa có dấu hiệu được khởi động lại trong ngày đáo hạn phái sinh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chỉ số S&P 500 đã có 3 phiên liên tiếp tăng điểm, qua đó vùng đỉnh 6 tháng vẫn đang được giữ vững. Cũng nhờ việc duy trì được sự tích cực, các chỉ số chứng khoán châu Á như Hang Seng (+2,35%), TWSE (+0,91%), KOSPI (+1,81%) đang có sự bắt nhịp ngay ở phiên sáng nay. Cả 3 chỉ số này hiện vẫn đang thể hiện được sức chịu đựng khá tốt và đều đã lấy lại được xu hướng tăng dài hạn.

Thông tin đáng chú ý với thị trường chứng khoán Hồng Kông là quỹ đầu tư của huyền thoại 'bán khống' Micheal Burry đã giải ngân mạnh vào các cổ phiếu Hồng Kông đang giúp Hang Seng là chỉ số tăng mạnh nhất châu Á.

Sắc xanh của VN-Index trong phiên sáng cũng đang hòa vào diễn biến chung nhưng vị thế yếu của thị trường Việt Nam vẫn chưa được khắc phục. Trạng thái tăng điểm trong ngắn hạn vẫn chưa được khôi phục trong khi khoảng cách với đường MA200 hiện đang là 80 điểm. Hiện tỷ lệ các mã có xu hướng tăng dài hạn của HOSE đang là 23%.

Chất xúc tác

Dấu ấn của tiền ngoại trong 5 phiên gần nhất là rất mờ nhạt. Ở phiên hôm qua, khối ngoại thậm chí còn bán ròng gần 330 tỷ đồng trên HOSE khiến giá trị mua ròng kể từ đầu năm tụt xuống dưới 6.000 tỷ đồng.

Theo ghi nhận, trong nhóm các quỹ ETFs, phiên hôm qua chỉ có E1VFVN30 nhận được tiền còn các quỹ khác có trạng thái cân bằng và giữ nguyên quy mô.

Như vậy, tiền ngoại vẫn chủ yếu bị chững lại thay vì có sự rút ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự kiện này cũng đang chứng minh việc tiền nội vẫn đang rất yếu. Kể cả ở phiên hồi phục hôm qua, khối lượng của HOSE vẫn ở dưới mức bình quân 20 phiên. Còn trong sáng nay - phiên đáo hạn phái sinh, mức giao dịch cũng đang rất yếu, chỉ hơn 3.600 tỷ đồng.

Một thông tin cũng cần lưu ý rằng là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua vào khoảng 3,6 tỷ USD kể từ đầu năm 2023. Đây là con số ước mới nhất từ CTCK VNDIRECT cho thấy hoạt động mua vào USD đã phát huy hiệu quả hạ nhiệt lãi suất. Dù vậy, song hành với động thái mua USD, NHNN cũng đang sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để hút tiền về.

Vận động nhóm ngành

Các cổ phiếu Đầu tư công ở phiên hôm qua đã một lần nữa cho thấy sức đề kháng mạnh mẽ. Sau các phiên điều chỉnh của thị trường, nhóm này có thể xem là nhóm ngành đầu tiên có phản ứng mạnh mẽ. Việc đi trước tốt hơn thị trường thực tế cũng đã được ghi nhận từ trong tháng 1 nên việc một lần nữa xuất hiện sớm cho thấy các cổ phiếu Đầu tư đang thực sự có sóng ngành.

Hiện các mã LCG, HHV, VCG đều đã bắt đầu vào xu hướng tăng dài hạn. Các diễn biến của nhóm này trong phiên sáng vẫn đang ghi nhận được cầu vào với LCG, VCG, HHV, FCN đều tăng nhẹ.

Tuy nhiên, nhóm Dầu khí trong sáng nay mới đang là điểm sáng mới khi đồng loạt PVD (+3,8%), PVT (+2,3%), GAS (+1,5%) tăng trên HOSE còn PVB (+4,9%), PVC (+7,2%), PVS (+4,5%) đều hứng khởi trên HNX.

Ngoài việc có thêm lựa chọn để giao dịch, thị trường đang thể hiện việc luân chuyển khá lành mạnh điều sẽ chỉ được thấy trong một xu hướng tăng giá.

Tuy nhiên, như đã đề cập, thanh khoản mới là chìa khóa để giúp thị trường thực sự có được sự tích cực. Ngoại trừ trường hợp STB giao dịch gần 250 tỷ đồng, sàn không có một mã nào đạt quy mô trên 200 tỷ đồng. Các mã Ngân hàng như MBB (+1,11%), CTG (+1,9%), HDB (+1,7%), TCB (+1,7%) đều chưa xác nhận sự ủng hộ khi quy mô giao dịch đều khá lẹt đẹt ở dưới mức 100 tỷ đồng.

VN-Index cuối phiên sáng tăng 0,29% lên 1.051,2 điểm. Còn HNX-Index và UPCoM-Index đang biến động trái chiều khi tăng 0,75% và giảm 0,44%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đang là hơn 1.000 tỷ đồng.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

Chat với BizLIVE