Mirae Asset: Chỉ số VN-Index sẽ được hỗ trợ mạnh tại mốc 1.000 – 1.060 điểm

Báo cáo mới phát hành bởi Mirae Asset cho biết, sự điều chỉnh gần đây của thị trường chứng khoán toàn cầu đã khiến định giá của VN-Index kém hấp dẫn hơn trước.
Mirae Asset: Chỉ số VN-Index sẽ được hỗ trợ mạnh tại mốc 1.000 – 1.060 điểm

Công ty Chứng khoán Mirae Asset mới có báo cáo nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang kém hấp dẫn hơn trước do sự điều chỉnh mạnh gần đây của thị trường chứng khoán của các quốc gia khác (như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông). Tuy nhiên, mức định giá của VN-Index nằm trong vùng hấp dẫn nhờ tiềm năng tăng trưởng EPS được kỳ vọng duy trì 2 chữ số.

Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, triển vọng kinh tế toàn cầu giảm tốc đã bắt đầu được phản ánh vào giá cổ phiếu. VN-Index đang giao dịch dưới mức trung bình P/E 10 năm -1 độ lệch chuẩn (SD). Điều này đem đến cơ hội tích lũy những cổ phiếu tốt và có tính chất phòng thủ.

Mặc dù vậy, theo Mirae Asset đây là cơ hội tích lũy cổ phiếu nhưng cần chú ý đến các áp lực đến từ thế giới. Theo quan điểm MAS, những biến động gần đây do các sự kiện địa chính trị toàn cầu gây ra góp phần làm nổi bật các lợi thế của Việt Nam.

Từ nay đến cuối năm, theo Mirae Asset, giá hàng hóa hạ nhiệt sẽ góp phần giảm áp lực lạm phát. Thứ hai, Chính phủ sẽ đẩy mạnh hơn nữa giải ngân đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng GDP, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang có sự tái cấu trúc mạnh mẽ và thứ ba, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến các ngành/công ty sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao.

Trường hợp các yếu tố vĩ mô của thế giới và Việt Nam không diễn biến xấu hơn, Mirae Asset giữ nguyên dự báo tăng trưởng EPS năm 2022 là 17,5%, so với mức kì vọng của thị trường là 22% so với cùng kỳ.

Dự báo về chỉ số VN-Index, chứng khoán Mirae Asset kỳ vọng VN-Index sẽ được hỗ trợ mạnh tại mốc 1.000 – 1.060 điểm, tương ứng với P/E dự phóng cuối năm 2022 là 9,9x –10,5x. Vì vậy, những nhịp điều chỉnh tiếp theo sẽ mở ra cơ hội tích lũy những cổ phiếu tốt, với kì vọng đầu tư trung và dài hạn.

Mirae Asset cũng lưu ý các nhà đầu tư về những áp lực đến từ thế giới có thể tác động tiêu cực vào sự tăng trưởng/ổn định của nền kinh tế Việt Nam. Đáng lưu ý, trong tháng 9, tỷ giá USD/VND đã tăng xấp xỉ 1,9% so với tháng trước. Theo quan điểm của đội ngũ phân tích, những áp lực bên ngoài có thể gián tiếp khiến khối ngoại bán ròng.

Đóng cửa phiên giao dịch 7/10, chỉ số VN-Index giảm 3,59% về mốc 1.035,91 điểm, giảm 32% so với đầu năm. Tính từ đầu tháng 10, chỉ số đã giảm 8,5%.

Nhiều khả năng NHNN tiếp tục tăng lãi suất điều hành

Về triển vọng các ngành, theo Mirae Asset, ngành Bất động sản khu công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022. Cụ thể các doanh nghiệp trong ngành ghi nhận doanh thu tăng 24% so với cùng kỳ trong khi đó lợi nhuận sau thuế có mức tăng trưởng lên đến 95% so với cùng kỳ.

Các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê như IDC, BCM, VGC... là những đầu tàu tạo nên sự tăng trưởng ấn tượng về lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm. Các doanh nghiệp đã hết quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê ghi nhận kết quả kém khả quan hơn, đa số đều thể hiện sự sụt giảm cả doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ trong 6T2022.

Năng lượng điện: Theo EVN, sản lượng sản xuất điện Việt Nam tăng 11% so với cùng kỳ trong T8/2022 và 5% trong 8T2022, tăng tốc so với tốc độ tăng trưởng 7.6% so với cùng kỳ trong T7/2022 và 4.2% so với cùng kỳ trong 7T2022. Thủy điện là loại hình ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng cao nhất trong T8 (+30% CK) và 8T2022 (+36% CK). Đáng chú ý, sản lượng nhiệt điện khí hồi phục với mức tăng trưởng 24% CK trong T8/2022 (8T2022: -0.6% CK), trong khi năng lượng tái tạo ghi nhận mức giảm nhẹ 2.4% CK trong T8/2022 (8T2022: +23% CK). Ngược lại, sản lượng nhiệt điện than giảm 7.6% CK trong T8/2022 và 16% CK trong 8T2022.

Dầu khí: Trường hợp giá dầu Brent duy trì trên 85 USD/thùng, GAS, PVD, BSR, PVT có khả năng duy trì tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh chính trên 30% trong 2H22. Trường hợp giá dầu Brent giảm dưới mức 85 USD/thùng, có rủi ro trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của BSR.

Bán lẻ: Tăng trưởng doanh thu bán lẻ kỳ vọng được hỗ trợ bởi các yếu tố: 1) tăng trưởng thu nhập bình quân (+11.9% CK) trong 9T2022; 2) tỷ lệ thất nghiệp đang trên đà giảm từ mức đỉnh là 4% trong giai đoạn giãn cách vào quý 3/2021 về 2.28% trong Q3/2022; 3) nền thấp trong nửa sau năm 2021 do các biện pháp giãn cách xã hội; 4) sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch cũng như các ngành nghề liên quan như vận tải, lưu trú, v.v.; 5) FDI phục hồi. Trong ngắn hạn, tăng trưởng bán lẻ ghi nhận ở mức cao nhờ nền thấp trong nửa sau năm 2021, tuy nhiên, các yếu tố bất ổn vĩ mô như tăng lãi suất và lạm phát cao sẽ tạo áp lực lên ngành bán lẻ trong giai đoạn năm 2023.

Công nghệ thông tin: Ngành CNTT kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng với mảng phần mềm doanh nghiệp và dịch vụ CNTT dự phóng giữ đà tăng trưởng tốt trong cả 2022 và 2023. Các động lực tăng trưởng chính cho ngành CNTT trong thời gian tới, bao gồm: 1) Các doanh nghiệp/tổ chức ngày càng chú trọng việc tối ưu hiệu quả hoạt động, gia tăng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây; 2) Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sang các nước duy trì đà tăng trưởng tốt với lợi thế về nguồn lực lao động và vị thế gia công phần mềm của Việt Nam trên thế giới ngày càng được củng cố; 3) Nhu cầu số hóa của doanh nghiệp nội địa và Chính phủ vẫn đang rất mạnh mẽ, phù hợp với định hướng của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia.

Cảng biển: Trong 8T2022, khối lượng thông quan cảng biển ước đạt 495.8 triệu tấn (+3.0% CK). KL container thông quan 8T cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cải thiện hơn, ước đạt 17 triệu TEU (+2.2% CK). Hoạt động thông quan container duy trì mức tăng trưởng dương trong bối cảnh có nhiều lo ngại hoạt đông XNK nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi biến động bất lợi từ kinh tế thế giới. Giá trị XNK tiếp tục tăng trưởng trên 2 chữ số sau 9T2022.

Ngân hàng: Khả năng cao sẽ có thêm các đợt tăng lãi suất trong Q4/2022 hay 6T2023. So với lãi suất của FED (đã vượt mức lãi suất trước COVID-19), lãi suất điều hành của Việt Nam vẫn còn cách mốc trước dịch 100bps. Thêm vào đó, FED cũng có kế hoạch cho các đợt nâng tiếp theo trong giai đoạn còn lại của năm 2022, vì vậy, nhiều khả năng NHNN sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất điều hành nội địa. Tuy nhiên, mốc thời gian tăng sẽ tùy thuộc nhiều vào diễn biến tỷ giá cũng như vấn đề thanh khoản của hệ thống. NIM có thể giảm nhẹ.

Xây dựng: Theo Bộ Tài Chính, tính từ đầu năm đến 30/09/2022, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 253,148 tỷ đồng, đạt 42.16% kế hoạch và đạt 46.7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao; cùng kỳ 2021 đạt 41.66% kế hoạch và đạt 47.38% kế hoạch TTCP giao. Theo phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT sẽ triển khai khởi công mới 67 dự án gồm: 6 dự án quan trọng quốc gia, 10 dự án nhóm A, 51 dự án nhóm B, C. Trong đó, 5/6 dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư trong năm 2022.

Dệt may: Trong T9 2022 và 9T 2022, giá trị XK hàng dệt may Việt Nam ước đạt 2.85 tỷ USD (+24.1% CK) và 29.1 tỷ USD (+24.3% CK), tiếp tục tốc độ tăng trưởng cao từ đầu năm. Tốc độ tăng trưởng XK hàng dệt may tiếp tục duy trì ở mức cao so với 8T ở mức +23.1% CK. Hoạt động sản xuất mảng may mặc vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh khi IIP T9/2022 và 9T2022 tăng lần lượt 24.2% CK và 22.5% CK

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Chat với BizLIVE