Một doanh nghiệp muốn tăng vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng để làm 2 “siêu dự án” ở Đông Anh

VEF dự kiến trình cổ đông kế hoạch phát hành thêm 852.997.376 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/ CP để huy động hơn 8.500 tỷ đồng nhằm tăng vốn điều lệ và lấy tiền làm dự án.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC, mã: VEF) – công ty con của Vingroup vừa công bố tờ trình Đại hội đồng cổ đông sẽ diễn ra vào ngày 25/5 này phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng quy mô vốn hoạt động của công ty.

Theo đó, VEF trình cổ đông kế hoạch phát hành thêm 852.997.376 cổ phiếu với tỷ lệ 1:5,12 (nghĩa là cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VEF tại ngày chốt danh sách sẽ được hưởng 1 quyền mua và cứ 1 quyền mua sẽ được mua 5,12 cổ phiếu phát hành thêm), với giá 10.000 đồng/ CP.

Nếu tăng vốn thành công, vốn điều lệ của VEF dự kiến sẽ tăng từ 1.666 tỷ đồng lên 10.196 tỷ đồng.

Theo tờ trình, VEF sẽ sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu cho cổ đông vào việc triển khai thực hiện các dự án: Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội với số tiền gần 7.000 tỷ đồng và dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc Gia với số tiền 1.467 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 3/2021, VEF cũng đã muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 12.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do kế hoạch tài chính của công ty có thay đổi, đồng thời để đáp ứng tỷ lệ vốn chủ sở hữu thực hiện dự án theo quy định, tháng 4/2022, doanh nghiệp đã thay đổi kế hoạch và đưa ra phương án tăng vốn điều lệ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay việc này vẫn chưa được thực hiện.

Giải thích cho việc trên, VEF cho biết, do ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan nên công ty chưa thực hiện triển khai phương án phát hành trong năm 2022. Do đó, để đảm bảo cân đối tài chính của công ty, đồng thời đáp ứng tỷ lệ vốn chủ sở hữu thực hiện dự án theo quy định, công ty cần phải tăng quy mô vốn hoạt động, năng lực tài chính triển khai thực hiện các dự án trong năm 2023.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF) tiền thân là khu Triển lãm Giảng Võ, thành lập năm 1974 với nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế – kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của Thủ đô Hà Nội và các bộ, ngành Trung ương.

Năm 2015, Công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam hoàn tất cổ phần hoá với vốn điều lệ là 1.666 tỷ đồng.

Cơ cấu cổ đông của VEF bao gồm Tập đoàn Vingroup (83,32%), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (10%), Công tyTCP Phát triển Thành Phố Xanh (4,66%).

Hiện tại, VEF đang là chủ đầu tư của 4 dự án lớn, trong đó phải kể đến dự án Khu đô thị mới Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa) tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Tổng mức đâu tư dự kiến khoảng 34.879 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ đầu tư là 15%, còn lại là vốn vay, huy động khác. Dự án dự kiến sẽ dược thực hiện từ năm 2020 đến năm 2025.

Dự án thứ hai là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại xã Đông Hội, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.336,24 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 15%, còn lại là vốn vay, huy động khác. Dự án dự kiến sẽ được khởi công từ quý IV/2020 và hoàn thành vào quý III/2024.

Dự án thứ ba là Tổ hợp Trung tâm Dịch vụ Thương mại và Nhà ở Vinhomes Gallery tại số 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 17.439,81 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu từ là 20%, còn lại là vốn vay, vốn huy động khác.

Dự án thứ tư là Khu chức năng đô thị Nam Đại Lộ Thăng Long tại phường Mễ Trì, phường Trung Văn, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 19.089,55 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 15%, còn lại là vốn vay và vốn huy động khác.

Theo Laodongcongdoan.vn

Đọc tiếp

Đất nền Đà Nẵng và vùng ven…. 'ế'

Đất nền Đà Nẵng và vùng ven…. 'ế'

Trong tháng 4/2024 nguồn cung đất nền mới ở Đà Nẵng và vùng ven ghi nhận 34 nền cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2023 và tăng nhẹ khoảng 24% so với tháng trước. Sức cầu thị trường vẫn duy trì ở mức thấp khi lượng tiêu thụ giảm 37% so với tháng trước, đạt 12 nền.

Thị trường văn phòng TP.HCM ngược chiều Hà Nội

Thị trường văn phòng TP.HCM ngược chiều Hà Nội

Tại thị trường TP.Hồ Chí Minh trước đây hầu hết tập trung tại một khu vực là Quận 1, nơi mang tới nguồn cung văn phòng chủ yếu thì hiện nay đã ghi nhận về sự dịch chuyển sang khu vực Thủ Thiêm, với nguồn cung văn phòng mới, mặt sàn lớn và nhiều dự án đạt chứng chỉ xanh.

Chat với BizLIVE