Năm 2022, doanh thu Vietnam Airlines tăng mạnh

Trong bối cảnh thị trường quốc tế phục hồi chậm, các đường bay trong nước là nhân tố quyết định giúp Vietnam Airlines vượt kế hoạch vận tải hành khách cũng như doanh thu trong năm 2022.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Doanh thu hợp nhất cả năm 2022 của Vietnam Airlines đạt 71.701 tỷ đồng, cao hơn 20% so với kế hoạch mà đại hội cổ đông đề ra và gấp 2,5 lần kết quả năm 2021.
Doanh thu hợp nhất cả năm 2022 của Vietnam Airlines đạt 71.701 tỷ đồng, cao hơn 20% so với kế hoạch mà đại hội cổ đông đề ra và gấp 2,5 lần kết quả năm 2021.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (mã HVN) vừa chính thức công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Theo đó, doanh thu hợp nhất cả năm 2022 đạt 71.701 tỷ đồng, cao hơn 20% so với kế hoạch mà đại hội cổ đông đề ra và gấp 2,5 lần kết quả năm 2021 nhờ lượng khách nội địa tiếp tục hồi phục. Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn chưa thể thoát lỗ.

Vietnam Airlines cho biết, một trong những nguyên nhân chủ yếu là thị trường quốc tế hồi phục chậm, đặc biệt thị trường Trung Quốc mở cửa dè dặt hơn dự kiến.

Bên cạnh đó là tình trạng thừa tải và giá vé bình quân thấp tại thị trường nội địa; giá nhiên liệu tăng cao, mức giá vé trần nội địa chưa được điều chỉnh, các hãng hàng không chưa được phụ thu nhiên liệu trên các chặng bay nội địa, phụ thu xăng dầu trên mạng đường bay quốc tế mới chỉ bù đắp được một phần nhỏ chi phí so với chi phí nhiên liệu tăng cao; lãi suất, tỷ giá và nhiều yếu tố đầu vào khác cũng diễn biến bất lợi.

Đi vào chi tiết, Tổng công ty cho biết, giá nhiên liệu bay bình quân năm 2022 là 124,4 USD/thùng, cao hơn 14,1 USD/thùng so với kế hoạch và khiến chi phí nhiên liệu năm 2022 tăng do giá khoảng 2.482 tỷ đồng. So với năm 2019, chi phí nhiên liệu tăng do giá khoảng 7.625 tỷ đồng.

Chênh lệch chi - thu tỷ giá đưa vào kết quả kinh doanh năm 2022 là 1.269 tỷ đồng, tăng 666 tỷ đồng so với kế hoạch. Trong đó, chi phí chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản công nợ ngoại tệ cuối kỳ trong năm 2022 là 804 tỷ đồng.

Vì những nhân tố trên, kết quả kinh doanh năm 2022 của Vietnam Airlines vẫn chưa thể cải thiện tương ứng với tốc độ tăng trưởng của sản lượng hành khách.

Cũng theo Vietnam Airlines, trong 3 năm từ 2020-2022, dịch Covid đã ảnh hưởng lớn đến các mặt hoạt động của Tổng công ty, gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán.

Tình trạng hoạt động và tài chính của Vietnam Airlines trong giai đoạn này có nhiều nội dung phát sinh cần được đơn vị kiểm toán độc lập tiến hành đánh giá chi tiết, đầy đủ trên các khía cạnh để đảm bảo đáp ứng chuẩn mực ghi nhận theo quy định kiểm toán như các nội dung nợ quá hạn, ghi nhận thời hạn công nợ, ghi nhận giảm chi phí với các hợp đồng có đàm phán giảm giá và cơ cấu nợ, yêu cầu đối chiếu xác nhận công nợ, đánh giá các sự kiện phát sinh sau kỳ kế toán, đánh giá khả năng hoạt động liên tục của hãng…

Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến tiến độ cơ quan kiểm toán hoàn thành phát hành báo cáo tài chính kiểm toán của Vietnam Airlines. Hãng đã có công văn báo cáo các Bộ ngành liên quan và Uỷ ban chứng khoán về nguyên nhân khách quan chậm phát hành báo cáo và đề nghị gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính kiểm toán và công bố thông tin doanh nghiệp.

Vietnam Airlines cho biết, sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ Đề án tái cơ cấu để phục hồi năng lực tài chính và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch và cần thời gian nhiều năm để khắc phục những hậu quả nghiêm trọng do Covid-19 gây ra.

Tại Đề án tái cơ cấu và Đề án tổng thể hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do dịch Covid 19, Vietnam Airlines đã xây dựng đồng bộ các giải pháp, bao gồm: Tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu tài sản, tái cơ cấu các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, tái cơ cấu nguồn vốn để dần khắc phục lỗ lũy kế và khôi phục trạng thái tài chính lành mạnh.

Theo đó các giải pháp hướng đến mục tiêu cân đối được thu chi kinh doanh từ năm 2024, khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu trước năm 2025 và giảm dần, tiến tới xóa hết lỗ lũy kế trong các năm tiếp theo.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Da giày túi xách đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD năm 2024

Quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu da giày - túi xách đạt 5,68 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Năm 2024, ngành hàng này đặt mục tiêu xuất khẩu 26-27 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2023. Hiện các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào gia công và phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất được nhập từ các nước, để đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối theo yêu cầu của các FTA đang là một trở ngại lớn của ngành.

Giá nhà, đất trong ngõ Hà Nội tăng gần 10% trong vòng 5 năm

Giá nhà, đất trong ngõ Hà Nội tăng gần 10% trong vòng 5 năm

Đơn giá đất nhà trong ngõ ghi nhận xu hướng tăng trung bình 2,9%-8% (so với cùng kỳ) từ 2020 đến nay. Trong quý I/2024, giá nhà trong ngõ đã đạt mức xấp xỉ 170 triệu đồng/m2 đất đối với khu vực trung tâm và gần 100 triệu đồng/m2 đất đối với khu vực ngoài trung tâm.

Lãnh đạo của Tập đoàn Đồng Nhân Đường khảo sát Nhà máy Chế biến Nguyên liệu Yến sào Sanvinest Khánh Hòa

Sanvinest (SKV): Lợi nhuận quý I sụt giảm mạnh do "dồn sức" cho năm 2023, đặt mục tiêu xuất khẩu 250 tỷ đồng sang Trung Quốc

Theo lãnh đạo Sanvinest (SKV), dự kiến năm 2024, SKV phấn đấu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với khoảng 250 tỷ đồng và sẽ tăng hơn trong các năm tiếp theo. Với các sản phẩm lọ, lon, SKV dự kiến tăng hàm lượng yến nhưng vẫn giữ giá bán để tăng sức cạnh tranh. 

Chat với BizLIVE