Ngóng các chính sách tháo gỡ cho Bất động sản, VN-Index lại cầm chừng

Chỉ số VN-Index chờ đợi những giải pháp sẽ được công bố tại hội nghị trực tuyến sáng nay của Thủ tướng với doanh nghiệp Bất động sản nên giao dịch cầm chừng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tình hình hình lạm phát tại nền kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được sau khi số liệu PPI tháng 1/2023 lên cao nhất trong 7 tháng, đạt 0,7%. Phản ứng điều chỉnh ngay lập tức diễn ra với việc cả 3 chỉ số S&P, Dow Jones, Nasdaq đều giảm hơn 1%.

Sắc đỏ xuất hiện đồng loạt tại các thị trường châu Á với mức giảm dưới 1%. Trạng thái của VN-Index cũng ghi nhận sự điều chỉnh nhẹ theo bối cảnh chung và khiến cho nỗ lực lấy lại đà tăng ngắn hạn bị gián đoạn.

Chất xúc tác

Bên cạnh xu thế chung, thị trường chứng khoán trong nước còn dành sự chú ý cho hội nghị trực tuyến của Thủ tướng để tìm hướng tháo gỡ những khó khăn của các doanh nghiệp Bất động sản diễn ra trong sáng nay. Trong khi đó, ở phiên hôm qua lại diễn ra sự kiện đáo hạn phái sinh nên thanh khoản của thị trường vẫn yếu.

Cùng với đó, nhà đầu tư ngoại hiện cũng không còn động thái giải ngân rõ rệt ở cả nhóm quỹ chủ động lẫn quỹ bị động. Giá trị mua ròng lũy kế hiện đã xuống dưới 6.000 tỷ đồng và vẫn có thể sẽ giảm tiếp ở phiên hôm nay khi khối ngoại đang bán ròng hơn 60 tỷ đồng.

STB và HPG đang là những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất, lần lượt là 38 tỷ đồng và 16,5 tỷ đồng. Trong đó, STB là trường hợp đáng chú ý khi đã có 2 phiên bán ròng liên tiếp. Nếu tính cả sáng nay, khối ngoại đã giảm bớt vị thế với STB khoảng 12,6 triệu cổ phiếu.

Qua đó, room sở hữu của khối ngoại với STB cũng đang được hé ra sau khi chạm mức trần là 30%. Hiện đang có những tranh cãi về room thực tế của STB nhưng phía cơ quan quản lý là Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam bảo vệ quan điểm về tỷ lệ sở hữu tối đa là 30%.

Vận động nhóm ngành

Với các dữ kiện đã đưa ra, nhà đầu tư cũng chưa có nhiều hành động đáng chú ý. Thanh khoản của HOSE trong cả phiên sáng nay chỉ là gần 3.400 tỷ đồng. Trên cả sàn, chỉ có đúng 5 cổ phiếu đạt được quy mô giao dịch trên 100 tỷ đồng là STB, LPB, NVL, HPG, HSG.

STB dù bị khối ngoại bán ròng nhưng giá vẫn tăng trên 3%. Mức tăng tương tự cũng đang được ghi nhận ở LPB (+3,21%). Dù vậy, cặp đôi này cũng chưa thực sự khuấy động nhóm Ngân hàng. MBB (+0,55%), VIB (+2,63%), BID (+1%) đang trái chiều so với các cổ phiếu HDB (-1,35%), TPB (-0,83%), SHB (-0,5%).

Nhóm cổ phiếu Đầu tư công và Dầu khí với nhiều cổ phiếu có trạng thái tích cực trong thời gian gần đây cũng chưa có nhiều động thái mới. VCG (+0,49%), LCG (-1,29%), HHV (-1,52%), PVD (-0,45%) đều không thực sự đồng thuận.

Lượng tiền vào 'mỏng' đang khiến cho cả sàn hiện không có một cơ hội nào. Độ rộng của sàn đang có 47% mã giảm so với 33% mã tăng. VN-Index tạm dừng phiên sáng với mức giảm 0,08% xuống 1.057,45 điểm.

Cả HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều giảm điểm trong đó UPCoM-Index giảm hơn 1,09% do VNZ đang giảm sàn. Đây là có thể là phiên giảm giá đầu tiên của VNZ kể từ sau khi ra mắt sàn UPCoM. Trong phiên hôm qua, đà tăng của VNZ cũng đã chững lại đáng kể so với chuỗi phiên tăng trần trước khi chỉ tăng 5,59% lên 1.434.000 đồng/cổ phiếu.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

Mặc dù kỳ số liệu CPI tháng 4 của Mỹ và đáo hạn phái sinh vẫn ở phía trước nhưng thị trường vẫn có những vận động tích lũy khả quan. Sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt là 2 phiên tăng trở lại và còn giúp VN-Index có lần đầu tiên lấy lại mốc 1.250 điểm sau gần 1 tháng.

Chat với BizLIVE