Nhiều yếu tố không thuận lợi, thu ngân sách nhà nước 6 tháng giảm mạnh

Đáng chú ý, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng giảm 20,6% so cùng kỳ, thị trường bất động sản trầm lắng khiến khoản thu từ tiền sử dụng đất chỉ đạt hơn 31% dự toán.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Tài chính cho biết, trong 6 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ước đạt 875,8 ngàn tỉ đồng, giảm 7,8% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu ngân sách trung ương đạt 57,1% dự toán; thu ngân sách địa phương đạt 50,6% dự toán.

Nhiều khoản thu đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Đáng chú ý, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng ước đạt 126,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,9% dự toán, giảm 20,6% so cùng kỳ. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với lạm phát và việc suy thoái kinh tế ở hầu hết các quốc gia khiến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm, đặc biệt tại những thị trường chủ lực, tác động bất lợi đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam và dự kiến chưa có chiều hướng tích cực trong 6 tháng cuối năm.

Khoản thu giảm mạnh nữa là thu từ tiền sử dụng đất, đạt hơn 31% dự toán, do ảnh hưởng của thị trường bất động sản trầm lắng từ nửa cuối năm 2022, nhiều dự án ở địa phương không triển khai được công tác đấu giá, số thu tiền sử dụng đất nộp ngân sách trong những tháng đầu năm giảm mạnh.

Những kết quả này đang phần nào tạo áp lực cho tình hình thu ngân sách của những tháng cuối năm.

Tại Hội nghị sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ Tài chính - NSNN 6 tháng cuối năm 2023 ngày 13/7, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, nguyên nhân số thu NSNN sụt giảm còn do trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm tiếp tục phát sinh nhiều yếu tố không thuận lợi. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất chưa được tính trong dự toán, tác động làm giảm nguồn thu NSNN và ảnh hưởng đến cân đối NSNN năm 2023.

Về chi NSNN, chi NSNN 6 tháng ước đạt 804,6 nghìn tỷ đồng, bằng 38,8% dự toán. Cụ thể, chi đầu tư phát triển ước đạt 29,7% dự toán Quốc hội quyết định (tỷ lệ giải ngân đạt 28,63% kế hoạch, đạt 30,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), cao hơn 43,4% (65,2 nghìn tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, chi trả nợ lãi ước đạt 49,5% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 45,8% dự toán.

Theo Bộ Tài chính, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương trong giai đoạn được đảm bảo. Lũy kế đến ngày 30/6/2023, đã thực hiện phát hành 179,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 12,23 năm, lãi suất bình quân 3,7%/năm.

Gần 80 nghìn tỷ đồng thuế, phí dự kiến được miễn giảm trong năm 2023

Cũng theo Bộ Tài chính, dự kiến quy mô các gói chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã và sẽ ban hành năm 2023 vào khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Trong đó, miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng).

Kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm đã miễn, giảm, gia hạn ước tính khoảng 70,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, miễn, giảm khoảng 28,3 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 42 nghìn tỷ đồng.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Được biết, trong 200.000 tỷ đồng thuế, phí dự kiến được miễn, giảm, gia hạn, chính sách giảm 2% thuế VAT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2023 đến 31/12/2023 dự kiến sẽ làm giảm thu NSNN trong 6 tháng cuối năm 2023 khoảng 20.000 tỷ đồng và tháng 1/2024 khoảng 4.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, chính sách gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023, dự kiến làm giảm thu NSNN trong thời gian gia hạn khoảng 110.000 tỷ đồng.

Đồng thời, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước áp dụng từ 1/7 đến hết ngày 31/12/2023 dự kiến làm giảm thu NSNN trong năm 2023 khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước dự kiến làm giảm thu NSNN trong thời gian gia hạn khoảng 10.400 - 11.200 tỷ đồng.

Về thị trường bảo hiểm, theo Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng ước đạt xấp xỉ 117 nghìn tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản tăng 12,2%; đầu tư trở lại nền kinh tế tăng 14,76%; chi trả quyền lợi bảo hiểm tăng 25,1%.

Còn với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hiện có 451 mã niêm yết; quy mô giao dịch bình quân 6 tháng đạt 5.871 tỷ đồng/phiên, giảm 23,6% so với bình quân năm 2022. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu đến hạn...

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Chat với BizLIVE