Chứng khoán 13/6

Tâm lý thận trọng dù VN-Index đóng cửa sát vùng đỉnh của năm 2023

Hiệu ứng "nước lên thuyền lên" của chứng khoán thế giới vẫn đang giúp VN-Index có kết quả tích cực. Dù vậy, đà tăng của nhóm Bluechips chưa đi kèm sự lan tỏa tới thị trường chung.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa có động thái hạ lại lãi suất mua lại đảo ngược (Reverse repo) 10 điểm cơ bản. Đây là lần đầu giảm lãi suất ngắn hạn kể từ tháng 8/2022.

Động thái đã góp phần thúc đẩy các chỉ số chứng khoán có thêm động lực tăng điểm mạnh. Trong đêm qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ đều đã có phiên tăng điểm tích cực. S&P 500 hiện đã lên đỉnh 14 tháng.

2 chỉ số mạnh nhất châu Á là NIKKEI 225 và TWSE đã khép phiên giao dịch với mức tăng 1,8% và 1,54%. TWSE hiện cũng đã đạt thành tích tăng 21,78% còn NIKKEI 225 là 26,53%.

Sự hậu thuẫn vẫn được đảm bảo nên VN-Index vẫn ghi nhận bước tiến khi đóng cửa. Thành tích của chỉ số từ đầu năm đã tăng lên 11,5%.

Chất xúc tác

Khối ngoại đã có 2 phiên mua ròng nhẹ cho đến trước phiên hôm nay. Lực mua không đáng kể nhưng cũng ít nhất góp phần giúp thị trường không phải chịu áp lực lớn trong các phiên giao dịch.

Trong cả phiên hôm nay, họ đã mua ròng gần 175 tỷ đồng, gấp gần 3 lần quy mô giao dịch phiên trước đó. Một số Bluechips như HPG (+143 tỷ đồng), MSN (+70 tỷ đồng) đã nhận được tiền ngoại và cũng góp phần vào đà tăng của chỉ số.

Trong khi đó, tiền nội cũng vẫn được duy trì tích cực. Dù cho có một số biểu hiện thận trọng trong tuần đáo hạn phái sinh và cơ cấu ETFs, khối lượng giao dịch của HOSE đã nhanh chóng trở lại trên mức bình quân 20 phiên.

Vận động nhóm ngành

Nhóm VN30 đã nhập cuộc phiên giao dịch khá thận trọng khi chủ yếu dao động trong biên độ hẹp ở phiên sáng nay. Tới đầu phiên chiều, VN30 vẫn có nhịp nhúng giảm nhẹ gây ra khá nhiều ức chế cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, từ sau 14h, VN30 đã không bỏ lỡ cơ hội tăng điểm. NVL được kéo tăng trần còn VHM (+2,3%), HPG (+2%) cũng tăng trên 2%. Một số mã Bluechips khác như BID (+1,6%), VCB (+1,5%), VRE (+1,5%), GVR (+1,4%), VIC (+1,3%) thể hiện được sự hưởng ứng.

Đà tăng của chỉ số VN-Index có đóng góp rất lớn từ những nỗ lực kéo của nhóm VN30. Chốt phiên, VN-Index tăng 0,58% lên 1.122,46 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 17.438 tỷ đồng.

Chứng kiến những động thái dẫn dắt của Bluechips, thị trường lại chưa thực sự có những chuyển biến mạnh. Trạng thái phân hóa xuất hiện khi chỉ có một số Midcap và Penny như HSG (+4,24%), NKG (+5,76%), FIT (+6,8%), ITA (+6,8%) tận dụng được cơ hội.

Khá nhiều cổ phiếu như PC1 (-3,41%), DCM (-1,35%), HAH (-2,11%), TCD (-5,58%), HDG (-1,17%), PSH (-2,36%), GEX (-2,82%), DGC (-2,79%) đi ngược lại biên độ khá rộng.

Bức tranh giao dịch đang phản ánh những mâu thuẫn tâm lý của thị trường dù cho VN-Index đóng cửa ngay sát vùng đỉnh của năm 2023.

Ở 2 sàn HNX và UPCoM, biên độ tăng của 2 chỉ số cũng không vượt qua được VN-Index. Dù vẫn xuất hiện các mã tăng tốt như SHS (+3,8%), QNS (+4,1%), SBS (+5,4%) nhưng HNX-Index và UPCoM-Index chỉ tăng lần lượt 0,38% và 0,56%. Tổng giá trị giao dịch hơn 2.800 tỷ đồng.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

(Ảnh minh hoạ)

BSC: “Dòng tiền sẽ tiếp tục chuyển dịch vào kênh chứng khoán”

“Dựa trên kết quả kinh doanh quý I/2024, tốc độ phục hồi lợi nhuận toàn thị trường năm 2024F tiếp tục khả quan ~20% so với cùng kỳ, qua đó tiếp tục tạo ra mức chênh lệch tỷ suất sinh lời thị trường E/P so với kênh huy động tiết kiệm, từ đó thu hút dòng tiền tiếp tục chuyển dịch vào kênh chứng khoán”, báo cáo BSC nêu.

Chat với BizLIVE