Tâm lý thận trọng sau tuần FED tăng lãi suất, thị trường tạm hụt tiền

Trạng thái của thị trường chung vẫn là chưa rõ ràng nhưng biểu hiện hụt thanh khoản đang được ghi nhận trong phiên đầu tuần. Tâm lý chung của nhà đầu tư vẫn chờ một cú hích của dòng tiền.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Kết thúc tuần giao dịch từ 30/1 đến 3/2, số lượng các mã có xu hướng tăng dài hạn đã thu hẹp xuống dưới 20%, VN-Index cũng còn cách đường MA200 khoảng 80 điểm.

Vị thế đi sau của chỉ số vẫn chưa có nhiều sự cải thiện khi chưa thể tranh thủ sự chững lại của các chỉ số chứng khoán thế giới. Động thái điều chỉnh test lại cung cầu của các chỉ số chứng khoán Mỹ lẫn châu Á hiện vẫn đang tiếp diễn ở phiên đầu tuần này khi các chỉ số như CSI 300 (-1,67%), TWSE (-1%), SET (-0,31%) cùng đang giảm quanh biên độ 1%.

Các phản ứng trên là không bất thường khi nhiều chỉ số đã có nhịp tăng khá tốt từ đầu năm. Tuy nhiên, nhà đầu tư toàn cầu vẫn phải giữ tâm lý thận trọng. Số liệu từ kinh tế Mỹ vẫn tích cực và chưa cho thấy những rủi ro về suy thoái qua đó chưa tạo ra sức ép buộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải đảo chiều chính sách tăng lãi suất.

Chất xúc tác

Khối ngoại hiện đã có 3 phiên liêp tiếp mua ròng nhưng trong sáng nay, họ chỉ chỉ giải ngân khoảng 92 tỷ đồng với lượng tiền mua ròng tại VN30 còn đang vượt mặt quy mô sàn, đạt 120 tỷ đồng. Hiện DPM (-41,1 tỷ đồng) đang là nguyên nhân chính khiến cho giá trị mua ròng của HOSE thấp hơn so với VN30.

Với sự tham của khối ngoại một cách bền bỉ từ cuối năm ngoái, việc giảm sâu vẫn là rất khó. VN30 dù võng xuống trong sáng nay nhưng vẫn kịp quay về sát tham chiếu, qua đó giúp cho VN-Index lấy lại sắc xanh ngay cuối phiên sáng. Chỉ số đang tăng 1,21 điểm lên 1.078,36 điểm (+0,11%).

VN-Index chịu rung lắc nhưng vẫn chưa kích hoạt việc bán tháo.

VN-Index chịu rung lắc nhưng vẫn chưa kích hoạt việc bán tháo.

Theo đánh giá của CTCK BIDV, VN-Index đang đi theo mô hình tam giác hội tụ. Nếu chỉ số vẫn tiếp tục duy trì được trên mốc 1.060 điểm thì vẫn có cơ hội để bật tăng mạnh nếu vượt qua ngưỡng cản 1.030 điểm. Đây giai đoạn cuối của vận động giá và chỉ số được kỳ vọng sớm có chuyển biến tích cực trong tuần này.

Vận động nhóm ngành

Trước khi có những tiến triển mới, trạng thái thanh khoản của HOSE đang ghi nhận sự tụt giảm về quy mô. 2 phiên gần nhất HOSE đều bị hụt thanh khoản và trong phiên sáng nay, giá trị giao dịch của sàn chỉ đạt 4.172 tỷ đồng.

Tất nhiên, nhà đầu tư đang tỏ rõ sự thận trọng tuy nhiên với việc đã điều chỉnh ở tuần trước thì việc thanh khoản thấp đi cũng chưa thể xem là dấu hiệu xấu. Bên bán rõ ràng cũng chưa có lý do đủ thuyết phục để phải đẩy mạnh nguồn cung khi giá các cổ phiếu đã được điều chỉnh khá nhanh.

Chỉ cần một cú hích từ nhóm dẫn dắt cũng có thể làm thay đổi trạng thái giao dịch cầm chừng đang diễn ra. Đây là điều sẽ cần phải chờ đợi vào nhóm Bluechips khi dư địa để tăng giá vẫn còn khá nhiều khi VNM, VHM, VIC đều đã điều chỉnh về nền giá. Cuối phiên sáng, các mã như VCB (+2%), VNM (+1,7%), BID (+0,6%), GAS (-0,2%), VIC (-1,6%), VHM (-1,7%), MSN (-2,6%) chủ yếu đang biến động trái chiều.

Các cổ phiếu ngành Năng lượng, Đầu tư công, Bán lẻ, Thủy sản vẫn duy trì được một số gương mặt "sáng" như REE (+2,4%), LCG (+2,4%), FRT (+1,7%), PNJ (+2,3%), IDI (+3,83%) nhưng chưa thể tạo ra hiệu ứng nhóm ngành một cách rõ rệt.

Cuối phiên sáng, HOSE chỉ có 36,5% mã tăng giá so với 46,5% mã giảm và 17% mã đứng giá tham chiếu. Tại HNX, sắc xanh cũng không thể có được vị thế lấn lướt nên chỉ số HNX-Index cũng ở ngay dưới tham chiếu, giảm 0,49 điểm xuống 214,79 điểm (-0,23%).

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Bước vào tuần đáo hạn phái sinh và công bố liệu CPI tháng 4 của Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có sự thoái lui về điểm số. Chuỗi phiên giảm trong biên độ hẹp đã bước sang con số 3.

(Ảnh minh hoạ)

BSC: “Dòng tiền sẽ tiếp tục chuyển dịch vào kênh chứng khoán”

“Dựa trên kết quả kinh doanh quý I/2024, tốc độ phục hồi lợi nhuận toàn thị trường năm 2024F tiếp tục khả quan ~20% so với cùng kỳ, qua đó tiếp tục tạo ra mức chênh lệch tỷ suất sinh lời thị trường E/P so với kênh huy động tiết kiệm, từ đó thu hút dòng tiền tiếp tục chuyển dịch vào kênh chứng khoán”, báo cáo BSC nêu.

Chat với BizLIVE