Tăng gần 49% từ đầu năm 2023, PET là "hàng hiếm" của nhóm cổ phiếu Tiêu dùng

Dù bức tranh nhóm ngành chưa thực sự khởi sắc nhưng cổ phiếu PET của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí lại đang có thành tích vượt trội.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cổ phiếu tăng tốt nhất trong nhóm Dịch vụ Tiêu dùng

Trong khi một loạt các cổ phiếu cùng ngành như DGW (-12,85%), MWG (-11,77%), FRT (-7,97%) mang tâm lý kém tích cực do nền kinh tế gặp khó khăn thì từ đầu năm đến nay, cổ phiếu PET lại tăng 48,75% lên mức giá 24.950 đồng/cổ phiếu.

Từ đầu tháng 5 cho đến nay, PET vẫn giữ được thành quả tăng khá tốt sau khi tăng tới 22,17% trong tháng 4. Tạm thời, PET đang có 3/5 tháng tăng giá trong đó tháng 1 là tháng có thành tích tốt nhất (+33,25%).

Xét về góc độ kỹ thuật, PET hiện đã là cổ phiếu "hiếm" của nhóm Dịch vụ Tiêu dùng khi đã ngoi lên trên đường MA200. Trong khi đó, FRT, MWG, DGW đều không đạt được trạng thái này.

Việc có thể tiếp tục bứt phá thêm của PET có thể sẽ không dễ dàng bởi vào giai đoạn cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2022, PET cũng chưa từng thành công với đường MA200.

Tuy nhiên, việc đi ngang và tạo nền kể từ cuối tháng 4 cho đến nay cho thấy nhà đầu tư vẫn đang có sự "lì lợm" với các vị thế nắm giữ. Kịch bản điều chỉnh sâu vì vậy cũng khó xảy ra khi dòng tiền ngắn hạn có thể đã rút lui.

Do đó, vận động của PET có thể sẽ nghiêng về việc tích lũy chờ sự bùng nổ. Sóng tăng có thể sẽ xuất hiện trở lại khi các cổ phiếu cùng ngành có triển vọng tích cực hơn.

Kỳ vọng lợi nhuận hồi phục sau khi cắt lỗ các khoản đầu tư chứng khoán

Tại đại hội đồng cổ đông vừa qua, PET đã được cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023, với mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 43% từ nền thấp, đạt 240 tỷ đồng, mục tiêu doanh thu thuần đạt 18 nghìn tỷ (+1,9%).

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết PET đã ghi nhận khoản chi phí một lần từ việc cắt lỗ các khoản đầu tư chứng khoán kém hiệu quả trong năm 2022, qua đó giúp lý giải cho những cải thiện trong mục tiêu biên lợi nhuận ròng 2023.

Dù PET không cung cấp cụ thể các mục tiêu từng mảng, BVSC cho rằng kết quả kinh doanh năm 2023 của Công ty được hỗ trợ chủ yếu nhờ Samsung cải thiện vị thế cạnh tranh và hợp đồng mới ký với Realme, cho phép PET vượt trội so với thị trường chung vốn đang chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu suy yếu.

Ban lãnh đạo chia sẻ doanh thu thuần quý 1/2023 của PET hơn 4.200 tỷ (giảm 12,8% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế ở mức trên 50 tỷ (giảm 54,6%). Cần lưu ý rằng, mức nền quý 1/2022 rất cao, do PET hưởng lợi từ nhu cầu dồn nén lớn sau giai đoạn phong tỏa do COVID-19.

Ban lãnh đạo kỳ vọng nhu cầu hồi phục trong nửa cuối năm 2023 nên kết quả kinh doanh khả năng vẫn chậm trong quý 2/2023.

Nguồn BVSC.

Nguồn BVSC.

Dự báo hiện tại của BVSC cho thấy lợi nhuận trước thuế của PET sẽ cải thiện nhẹ 5,8% so với quý 1/2022 lên 59,1 tỷ đồng (tăng 85,5% so với cùng kỳ do mức nền thấp khi PET ghi nhận chi phí dự phòng cho các khoản đầu tư chứng khoán trong quý 2/2022).

Theo BVSC, các sản phẩm ICT thuộc nhóm hàng không thiết yếu và khả năng cần thời gian để phục hồi rõ ràng, do đó các nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ cải thiện của các yếu tố cơ bản vĩ mô (ví dụ: lãi suất, lạm phát, xuất khẩu và việc làm).

Công ty cũng thông qua kế hoạch chi trả cổ tức cổ phiếu cho 2022-23 ở mức 8- 10%, qua đó giúp cải thiện tính thanh khoản cho cổ phiếu PET. Việc chi trả cổ tức cổ phiếu năm 2022 kỳ vọng sẽ được tiến hành trong vài tháng tới.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE