Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Đức – Việt

Phái đoàn Việt Nam và Đức tập trung thảo luận về vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, duy trì chuỗi cung ứng, nguồn nguyên liệu và địa bàn sản xuất khi kinh tế chính trị thế giới nhiều biến động.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều ngày 13/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz đã có cuộc gặp gỡ báo chí sau cuộc hội đàm vừa diễn ra.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Olaf Scholz. Thủ tướng Đức đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 14/11/2022 theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tại cuộc gặp gỡ báo chí này, hai nhà lãnh đạo cho biết, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tích cực trong những năm qua trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì trao đổi, tiếp xúc thường xuyên; hoạt động kinh tế thương mại song phương tăng trưởng mạnh mẽ, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á.

Thủ tướng Olaf Scholz và Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: Vũ Anh
Thủ tướng Olaf Scholz và Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: Đức Tùng

Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) cho biết, trọng tâm của chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Olaf Scholz tại Việt Nam là nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược được hai nước ký từ năm 2011.

Cũng theo KAS, các ý định thư làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược trong các lĩnh vực chính sách như khí hậu, chuyển đổi năng lượng, an ninh, quốc phòng, đã sẵn sàng để ký kết trong chuyến thăm.

Thương mại - đầu tư tiếp tục là động lực quan trọng của quan hệ Việt Nam - Đức. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục tận dụng đầy đủ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA); Việt Nam đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) để tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế phát triển hơn nữa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Đức khuyến khích các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Đức và Việt Nam có tiềm năng như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo, hạ tầng chiến lược, công nghiệp sản xuất.

Đồng thời, phía Việt Nam cũng mong muốn Đức thúc đẩy Ủy ban châu Âu sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, tính tới những nỗ lực của Việt Nam thời gian qua trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các khuyến nghị của EC về tiêu chuẩn IUU nhằm hướng đến phát triển nghề cá bền vững.

Thủ tướng Olaf Scholz và Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: Đức Tùng
Thủ tướng Olaf Scholz và Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: Đức Tùng

Việt Nam và Đức nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực dạy nghề và di cư lao động, sớm đàm phán, ký Hiệp định dạy nghề chất lượng cao và Hiệp định hợp tác di cư lao động có kỹ năng, quốc phòng - an ninh, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, tư pháp - pháp luật… trên cơ sở phù hợp với tiềm năng và lợi ích giữa hai bên.

Phái đoàn Việt Nam và Đức cũng tập trung thảo luận về vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, duy trì chuỗi cung ứng, nguồn nguyên liệu và địa bàn sản xuất trong bối cảnh kinh tế và chính trị thế giới có nhiều biến động.

Thủ tướng Olaf Scholz khẳng định Việt Nam rất quan trọng với phía Đức và các doanh nghiệp của Đức, trên cơ sở là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Thủ tướng Đức nhấn mạnh những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam là môi trường đầu tư an toàn; việc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận giữa hai bên; hoạt động đào tạo nghề, trao đổi nhân lực chuyên môn.

Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Đức được thiết lập ngày ngày 23/9/1975. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á và lớn thứ sáu ở châu Á. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương 7 tháng đầu năm đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến hết tháng 10/2022, Đức là nhà đầu tư lớn thứ 18 trên 141 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn FDI đăng ký đạt 2,34 tỷ USD. Đức đã cung cấp ODA hơn 2 tỷ USD cho Việt Nam. Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Đức viện trợ cho Việt Nam hơn 10 triệu liều vaccine COVID-19. Hiện có hơn 7.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Đức.

Trong chuyến thăm Đức của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vào tháng 9/2022, các lãnh đạo Đức nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Lễ khởi công Nhà máy chế tác nữ trang trị giá 150 triệu USD tại tỉnh Bình Dương

Pandora - thương hiệu trang sức lớn nhất thế giới đã có mặt tại Việt Nam

Pandora - thương hiệu trang sức lớn trên thế giới vừa tổ chức lễ khởi công Nhà máy chế tác nữ trang trị giá 150 triệu USD tại tỉnh Bình Dương. Đầu năm 2026, nhà máy sẽ đi vào hoạt động với công suất 60 triệu món đồ trang sức mỗi năm, hỗ trợ sự phát triển lâu dài cũng như gia tăng năng lực sản xuất của công ty lên khoảng 50%.

Chat với BizLIVE