Thưởng tết trăm triệu, lại không có thời gian tiêu, Banker đành gửi lại tiền cho ngân hàng

Hiện nhiều ngân hàng đang có chính sách ưu đãi lãi suất tiết kiệm dành riêng cho cán bộ công nhân viên. Nhờ vào điều này, các nhân sự nhà băng có thể có mức lợi tức chênh lệch từ 0,5-1% so với mặt bằng chung.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chị Nguyễn Hương Ly một quản lý cấp chi nhánh thuộc khối tín dụng ở ngân hàng chia sẻ, sau khi nhận thưởng Tết, chị đã quyết định gửi toàn bộ tiền thưởng vào tài khoản tiết kiệm ở chính nơi mình đang công tác.

“Ngoài việc được nhận các ưu đãi giống với khách hàng cá nhân gửi tiền như là nhận quà tặng, được được thưởng tiền mặt, hay cộng lãi suất khi gửi nhiều tiền thì mình còn được thưởng coupon thêm 0,5% vì là cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất chỗ mình cũng thuộc hàng cao nhất trong hệ thống, nên toàn bộ thưởng Tết gần 150 triệu và các khoản tích lũy trước đó mình đã gom thành một sổ tiết kiệm hơn 500 triệu và gửi vào tiết kiệm để vừa được lãi cao vừa được nhiều ưu đãi”, chị Ly chia sẻ.

Chị Nguyễn Ngọc Mai, một chuyên viên công nghệ của ngân hàng S cho biết, chị đã trích phần lớn lương thưởng gửi tiết kiệm ở chính ngân hàng chị đang làm việc từ cuối quý 3/2022. Giờ đây khi thưởng về (cũng khá cao) chị tiếp tục kiên định với quyết định của mình.

“Hồi cuối quý 3/2022, ngân hàng mình là một trong những nơi đầu tiên niêm yết mức lãi suất huy động 9,5%/năm. Tuy nhiên, đây là chính sách áp dụng riêng cho cán bộ công nhân viên. Mình đã bắt đầu trích đến 50% lương thưởng mỗi tháng để gửi tiết kiệm từ thời điểm đó. Bình thường con số này chỉ là 30%. Hiện tại, lãi suất của nhân viên đang cao hơn so với các khách hàng cá nhân khoảng 1%/năm. Vì thế toàn bộ tiền thưởng Tết mình đều dùng để gửi vào tiết kiệm ở ngân hàng”, chị Mai chia sẻ.

Việc công tác ở các ngân hàng bên cạnh việc được nhận mức lương thưởng thuộc nhóm cao nhất nền kinh tế, các nhân sự nhà băng còn được có những đặc quyền riêng như được vay vốn giá rẻ, được gửi tiền lãi suất cao hoặc thậm chí là được mua cổ phiếu ngân hàng với giá rẻ theo chương trình phát hành riêng cho các bộ công nhân viên (ESOP).

Báo cáo “Xu hướng lương thưởng 2023” vừa được ManPowerGroup-công ty chuyên nghiên cứu về thị trường lao động và tuyển dụng mới đây cũng cho thấy, các lao động trung đến cao cấp của khối ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính có lương cao nhất trong 12 ngành được khảo sát.

Báo cáo cũng chỉ ra, trong năm 2023, ngành ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược chuyển đổi số. Các nhân sự tài năng thuộc mảng chuyển đổi số cũng đặc biệt được săn đón.

Đồng thời, công ty này cũng đưa ra dự báo các nhân sự tầm trung đến cao ở các ngành ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính có thể nhận lương thưởng từ hàng trăm triệu lên đến 1 tỷ mỗi tháng trong năm 2023.

Theo Markettimes

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Chat với BizLIVE