Tốc độ tăng trưởng huy động vốn chưa bằng một nửa tăng trưởng tín dụng

Huy động vốn toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm mới chỉ tăng 3,97%, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 8,51%.
Tín dụng có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi nền kinh tế bắt nhịp đi lên sau chiến lược thích ứng linh hoạt với COVID-19 (Ảnh minh họa).
Tín dụng có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi nền kinh tế bắt nhịp đi lên sau chiến lược thích ứng linh hoạt với COVID-19 (Ảnh minh họa).

Theo số liệu từ báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Thống kê (GSO), tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tính đến 20/6 đạt 8,51%, cao hơn nhiều so với con số cùng kỳ năm trước (5,47%).

Tín dụng có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi nền kinh tế bắt nhịp đi lên sau chiến lược thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19.

Đến thời điểm 20/6, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm 2021 tăng 3,48%).

Đáng chú ý, tới thời điểm trên, huy động vốn của các tổ chức tín dụng mới chỉ tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%) trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế cao hơn gấp 2,1 lần tốc độ huy động vốn (8,51%).

Thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa tháng 6/2022, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng, giảm 18,4% so với cuối năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 19.563 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.649 tỷ đồng/phiên, tăng 0,2% so với bình quân năm trước.

Trên thị trường trái phiếu, tính đến ngày 15/6/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.718 tỷ đồng/phiên, giảm 0,9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.986 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với bình quân năm 2021.

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Chat với BizLIVE