Trình độ và kỹ năng cao hơn, vì sao lao động xuất khẩu khó hòa nhập khi hồi hương?

Mức lương thấp hơn trên thị trường lao động Việt Nam với cùng công việc có tính chất tương tự ở nước ngoài là một trong những thách thức khiến người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về khó hòa nhập.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thông tin được chia sẻ tại Hội thảo Đánh giá kết quả nghiên cứu quốc gia của Việt Nam về tái hòa nhập việc làm cho lao động di cư về nước trong khu vực ASEAN do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.

NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỞ VỀ NƯỚC VỚI TRÌNH ĐỘ VÀ KỸ NĂNG CAO HƠN

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Bên cạnh đó, nhiều thị trường mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia, Romania... số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100.000 người/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2013 - 2021, Việt Nam đã đưa được gần 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan chia sẻ, lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước, đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.

Dẫn chứng trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc làm cho lao động di cư về nước nêu rõ: Theo Báo cáo tóm tắt hàng quý mới nhất của Dự án Triangle trong ASEAN công bố năm 2022, có hơn 560.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Nhật Bản là quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam nhập cư nhiều nhất trong giai đoạn 2018 - 2021.

Nhìn chung, tiền lương của người di cư và các trợ cấp khác kiếm được ở nước ngoài cao hơn đáng kể so với mức lương trung bình trong nước.

Hồ sơ Di cư Việt Nam năm 2016 của Tổ chức Di cư Quốc tế cho thấy, người lao động đến Đài Loan có thể mong đợi kiếm được khoảng gấp 4 lần mức lương trung bình mà họ kiếm được ở Việt Nam, lao động di cư sang Nhật Bản có thể kiếm được gấp 7 - 8 lần.

Sự gia tăng đáng kể thu nhập này cho phép người lao động di cư gửi những khoản tiền lớn về nhà cho gia đình của họ. Ngay trong năm thứ hai của đại dịch COVID-19, 18 tỷ USD kiều hối đã đổ vào Việt Nam năm 2021, chiếm khoảng 4,9% GDP. Khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường, dòng tiền gửi về dự kiến sẽ tăng 4,4% vào năm 2022 và 3,6 - 4,5% vào năm 2023.

Báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc làm cho lao động di cư về nước cũng chỉ ra rằng, xét về kỹ năng của người lao động sau khi hồi hương, phần lớn người lao động được công nhận là đã quay trở lại Việt Nam với trình độ cao hơn về kỹ năng và tính chuyên nghiệp cũng như trình độ ngoại ngữ.

Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nước cần được huy động và sử dụng có hiệu quả vì mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan. Ảnh: molisa

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan. Ảnh: molisa

CÒN RÀO CẢN KHI LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU HỒI HƯƠNG

Tuy nhiên, theo bà Katherine Loh - Tư vấn quốc tế chia sẻ tại hội thảo, hiện nay người lao động di cư vẫn gặp nhiều khó khăn khi tái hòa nhập vào thị trường lao động sau khi về nước. Đặc biệt trong trường hợp người di cư quay trở lại vào năm 2020 và 2021, đại dịch COVID-19 đã tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế, thị trường lao động và xã hội.

Một trong số những thách thức phổ biến nhất và người sử dụng lao động, người lao động di cư, đặc biệt là lao động trẻ luôn gặp khó khăn đó là việc chấp nhận mức lương thấp hơn được đưa ra trên thị trường lao động Việt Nam, những công việc được coi là có nhiệm vụ và vai trò tương tự hoặc tương đương họ đã thực hiện ở nước ngoài, ngay cả đối với cùng một công ty mẹ.

Một vấn đề khác mà người lao động di cư quay trở về gặp phải là sự không phù hợp về kỹ năng giữa những gì họ có và những gì doanh nghiệp cần, dẫn đến khó khăn cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Cụ thể, đối với người lao động là trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp trong nước, còn đối với với người sử dụng lao động là khi cần tuyển người vào các vị trí tuyển dụng khẩn cấp.

Ở một khía cạnh nào đó, kỹ năng kỹ thuật của người lao động có thể cao nhưng không cần thiết đối với nhu cầu lao động của doanh nghiệp tuyển dụng, buộc người lao động phải chấp nhận một vị trí có kỹ năng thấp khiến họ không thể áp dụng các kỹ năng và kiến ​​thức của họ, do đó, không sử dụng được đầy đủ tiềm năng của họ.

Mặt khác, chất lượng kỹ năng của người lao động có thể quá thấp, đặc biệt về kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng quản lý, khiến họ không phù hợp để được tuyển làm phiên dịch hoặc làm ở cấp quản lý mà họ mong muốn.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp tiếp nhận cho rằng người lao động di cư có thể chưa quen với môi trường làm việc của Việt Nam sau khi từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc trở về, dẫn đến dễ nản lòng, không hài lòng về công việc hoặc chưa chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và tâm lý cho các vấn đề thu nhập và cuộc sống ổn định.

Theo Lao động và Công đoàn

Đọc tiếp

Lễ khởi công Nhà máy chế tác nữ trang trị giá 150 triệu USD tại tỉnh Bình Dương

Pandora - thương hiệu trang sức lớn nhất thế giới đã có mặt tại Việt Nam

Pandora - thương hiệu trang sức lớn trên thế giới vừa tổ chức lễ khởi công Nhà máy chế tác nữ trang trị giá 150 triệu USD tại tỉnh Bình Dương. Đầu năm 2026, nhà máy sẽ đi vào hoạt động với công suất 60 triệu món đồ trang sức mỗi năm, hỗ trợ sự phát triển lâu dài cũng như gia tăng năng lực sản xuất của công ty lên khoảng 50%.

Chat với BizLIVE