Trong 3 năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long không có trong danh sách quỹ đầu tư nước ngoài

Trong vòng 3 năm qua các quỹ đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 5 - 7 tỷ USD vào Việt Nam, và dù khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nhưng không có trong danh sách đầu tư này.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa gạo, thủy hải sản và rau quả, đặc biệt là trái cây tươi, nên kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỷ trọng cao nhất nước.

Với hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản và trái cây nhộn nhịp, vậy phân khúc đất khu công nghiệp ở khu vực này dự báo sẽ tăng trưởng như thế nào trong thời gian tới?

Tại họp báo về thị trường bất động sản quý 3/2022 mới đây, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, nguồn cung đất công nghiệp tăng đáng kể so với năm ngoái, đặc biệt trong quý 2 và quý 3/2022, chủ yếu do các dự án bị trì hoãn từ đại dịch COVID-19 năm ngoái. Tổng nguồn cung tích lũy toàn thị trường đạt 27.780 ha, trong đó, tỷ lệ lấp đầy đạt 88%.

Nguồn cung mới xuất hiện ở những vị trí xa hơn so với TP.HCM như Bàu Bàng, hoặc VSIP III đã giúp giảm giá chào thuê của đất công nghiệp trong khu vực, với giá thuê trung bình quý 3 là 148.4 USD/m2/kỳ hạn thuê (tương đương 3,5 triệu đồng).

Thị trường nhà xưởng xây sẵn và nhà kho xây sẵn không ghi nhận thay đổi đáng kể về nguồn cung mới, lần lượt là 4,321,000mvà 4,702,000 m2. Trong đó, tỷ lệ hấp thụ nhà xưởng tăng 7% theo quý và 1% theo năm, đạt 92%; ngược lại, tỷ lệ hấp thụ nhà kho giảm 1% theo quý và giảm 8% theo năm, ở mức 76%. Mức giá chào thuê trung bình lần lượt cho nhà xưởng là 4,6 USD/m2/tháng (tương đương 110 nghìn đồng) và nhà kho là 4,4 USD/m2/tháng (tương đương 105 nghìn đồng).

Ngân hàng Nhà nước nâng trần tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại, song dòng vốn tín dụng này sẽ ưu tiên cho sản xuất và dịch vụ. Vì vậy, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng lành mạnh trong năm 2022 - 2023, và dự báo thị trường kho bãi sẽ được hưởng lợi trong mùa lễ hội cuối năm nhờ nhu cầu cao.

“Khả năng lãi suất tăng và việc kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng hiện nay đã tạo ra những biến động cho thị trường bất động sản trong quý vừa qua. Tính thanh khoản các dự án, dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2022 - 2023 sẽ bị tác động.

Tuy nhiên, với các động lực tăng trưởng mạnh mẽ và các cải cách đang diễn ra, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục vững vàng trong trung hạn đối với tất cả các phân khúc, khi thị trường trở nên minh bạch hơn”, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield nói.

ĐBSCL nên tiếp tục tập trung phát triển sản xuất và xuất khẩu các ngành nông thủy hải sản

Khi được hỏi về tiềm năng phát triển thị trường đất công nghiệp ở vùng ĐBSCL trong thời gian tới, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho là có nhưng không nhiều, bởi.

Thứ nhất, đất ở ĐBSCL là đất phù sa mềm không đủ độ cứng để đảm bảo xây dựng nhà máy sản xuất.

Thứ hai, kết nối hạ tầng ở khu vực này đi về TP.HCM chưa thật sự tốt.

Bà Bùi Nguyễn Huyền Trang - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam

Thứ ba, dự báo có nhiều rủi ro về độ ngập ở ĐBSCL trong 20 năm tới.

Tiềm ẩn những rủi ro về điều kiện tự nhiên và những dự báo rủi ro thiên nhiên làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, nên một số nhà đầu tư nước ngoài khi đánh giá tiền khả thi vị trí đặt nhà máy sản xuất các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại … sẽ không chọn ĐBSCL.

Thống kê cho thấy, trong 3 năm qua các quỹ đầu tư đã đầu tư khoảng 5 - 7 tỷ USD vào Việt Nam nhưng ĐBSCL mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nhưng không có trong danh sách này. Tại sao?

Do phần lớn quỹ đầu tư nước ngoài không biết ở Việt Nam còn có khu vực ĐBSCL năng động, và nhiều lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp Úc rất giỏi về nông nghiệp và họ đang có xu hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực này ở ĐBSCL.

Tiềm năng, lợi thế lớn nhất của ĐBSCL là nông nghiệp và dân số trẻ trong độ tuổi lao động ngày càng tăng; tỷ lệ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng tăng; nhu cầu tiêu thụ nhiều sản phẩm tươi sống của người dân ngày càng nhiều mà nhà đầu tư thì ít. Tuy nhiên, không chỉ các quỹ đầu tư nước ngoài mà các doanh nghiệp trong nước cũng ít chú ý đến khu vực này, vì vậy cần truyền thông giải thích về ĐBSCL nhiều hơn nữa.

Dự báo, ĐBSCL sẽ là một trong những khu vực tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm sắp tới. Song, cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất nuôi trồng nông thủy hải sản, đặc biệt là xuất khẩu trái cây tươi vẫn còn khiêm tốn, cần nguồn vốn đầu tư khoảng vài chục triệu USD, trong khi các doanh nghiệp ở ĐBSCL là những doanh nghiệp nhỏ và vừa với năng lực tài chính hạn chế.

Đầu tư hệ thống kho phục vụ xuất khẩu nông thủy hải sản, trái cây đòi hỏi phải là hệ thống kho lạnh, xe tải lạnh chuyên dùng, và phải đầu tư nhà máy chiếu xạ trái cây xuất khẩu quy mô và đáp ứng tiêu chuẩu của các nước phát triển.

Ví dụ trái cây từ khi thu hoạch được bảo quản trong suốt chuỗi cung ứng thì độ tươi sẽ được giữ trong 60 ngày.

“Tâm lý của nhà đầu tư, nhà xuất khẩu là tính toán lợi nhuận thu về trên số tiền đầu tư, nếu đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, … khi xuất khẩu một container trị giá hàng triệu USD, trong khi xuất khẩu một container sầu riêng hay một container gạo giá trị mang về không bao nhiêu nhưng phí thuê container và vận chuyển như nhau.

Đây là sự bất cập đối với việc đầu tư phát triển vào ĐBSCL, nếu giải quyết được các vấn đề trên thì nông nghiệp của chúng sẽ thêm một bước tiến mới”, bà Trang nhấn mạnh.

Trong 3 năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long không có trong danh sách đầu tư nước ngoài

Trong 3 năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long không có trong danh sách đầu tư nước ngoài

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Chat với BizLIVE