Tỷ giá USD/VND: Quá khứ đã bắt kịp hiện tại

Mức độ tăng tỷ giá USD/VND hơn chục năm trước đã bắt kịp hiện tại để trở về, nhưng bối cảnh và áp lực khác nhau.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng với Quyết định số 230/2011/QĐ-NHNN: tỷ giá USD/VND tăng (giảm giá VND) 9,3% từ 18.932 lên 20.693 VND/USD.

Hiện tại, so với cùng kỳ 2021, tỷ giá USD/VND cũng đã tăng đúng 9,3%, tính đến sáng 24/10 theo diễn biến tỷ giá giao ngay trên thị trường liên ngân hàng.

Nói một cách hình ảnh, quá khứ hơn chục năm trước đã bắt kịp hiện tại để trở về, tái hiện mức độ tăng rất lớn của tỷ giá USD/VND. Dĩ nhiên so sánh có thể khấp khiễng, khi cũng là 9,3% nhưng một bên mang tính thời điểm, một bên là cả một quá trình.

Song điểm chung: nền kinh tế, doanh nghiệp phải hấp thụ một mức độ lớn của biến động tỷ giá như vậy.

Ngày 24/10, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có buổi tiếp xúc nhà đầu tư cá nhân. Một nhà đầu tư nêu câu hỏi: Tỷ giá biến động mạnh hiện nay ảnh hưởng thế nào đến khoản vay hợp vốn bằng ngoại tệ trước đó?

Đại diện lãnh đạo Techcombank trả lời, cũng như lần trả lời ở cuộc tiếp xúc trước đó nhưng có mở rộng thêm: Về kỹ thuật, các ngân hàng khi có khoản vay ngoại tệ quốc tế họ đều thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng nghiệp vụ “Hedging” (bảo hiểm rủi ro), cũng như “Swap” hoán đổi sang VND để sử dụng vốn có lãi suất cao hơn.

Tuy nhiên, bảo hiểm rủi ro chỉ có mức độ nhất định, nhất là khi tỷ giá biến động quá mạnh, nên nó vẫn đôn vào chi phí của ngân hàng.

Theo lãnh đạo Techcombank, độ mở nguồn ngoại tệ chịu ảnh hưởng rủi ro biến động tỷ giá tại ngân hàng này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 8% trong cơ cấu nguồn. Biến động mạnh tỷ giá vừa qua khiến chi phí huy động vốn tăng lên, song hiện tại Techcombank vẫn ở nhóm các ngân hàng thương mại có chí phí vốn thấp nhất hệ thống.

Đó là rủi ro bất khả kháng. Và đây cũng là điểm khác biệt của hiện tại so với biến động của hơn chục năm về trước.

Dữ kiện quá khứ đó gắn với chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trước đây khác với hiện nay; bối cảnh và nguyên do mang tính nội tại nhiều hơn thay vì áp lực lớn từ bên ngoài như hiện nay; tính hành chính trong điều hành trước đây cũng có phần đậm đặc hơn so với sự linh hoạt hiện nay.

Biến động tỷ giá hiện tại có nhiều áp lực từ bên ngoài: nhiều đồng tiền trên thế giới mất giá mạnh.

Cập nhật đến sáng 24/10, DXY đã tăng tới 19,87% so với cùng kỳ năm trước; tương tự, đồng Yên Nhật mất giá tới 31,2%; KRW của Hàn Quốc mất 22,26%. Gần gũi hơn, đồng tiền của các nước trong khu vực ASEAN cũng mất giá mạnh như THB của Thái Lan là 14,41%; IDR của Indonesia mất 10,43%; PHP mất 15,92%; MYR của Malaysia mất 14,18%; MMK của Myanmar mất 16,32%...

Trong khi đó, theo dõi các dòng chảy thông tin thì có thể thấy “một sự quên lãng” ở diễn biến của đồng Nhân dân tệ. Đồng tiền này từng phá giá mạnh và gây một phần chao đảo trên thị trường Việt Nam trước đây, song mức độ mất giá tới 13,62% so với cùng kỳ năm trước lại ít được đề cập. Ở đây có sự đồng hóa nhất định với bối cảnh.

Vậy nên, trong sự “đồng hóa” đó, biến động tỷ giá USD/VND hiện nay cũng không hẳn do chính sách điều hành, mà các yếu tố bên ngoài tác động quá lớn và quá mạnh; xu thế mất giá đồng tiền so với USD mở rộng trên toàn cầu. Còn lại là sự thích nghi của chính sách, của doanh nghiệp, ứng xử của người dân.

Mức độ tăng 9,3% nói trên đã quá lớn đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu chủ yếu, có khoản vay ngoại tệ (USD) lớn hay chưa?

Hơn chục năm trước, mức độ 9,3% diễn ra tại một thời điểm, gây sốc và có những trường hợp phải “treo”, rải mức độ đó ra nhiều năm để hấp thụ. Còn nay, mức độ 9,3% dù sao cũng giãn ra theo một quá trình.

Với người dân có ngoại tệ, đang găm giữ ngoại tệ, 9,3% lợi ích tăng thêm đó đã đủ để họ hài lòng chưa? Điều này tùy thuộc mỗi người. Khi đất nước khó khăn và cần họ lên tiếng, có những người có thể để lợi ích cá nhân sang một bên, bán ra để tạo cung ngoại tệ, hỗ trợ giao dịch thông suốt hơn. Nhưng cũng có những người tiếp tục găm giữ vì họ thấy lợi ích của mình có xu hướng gia tăng, mà như vậy có thể nói là “Dân giàu, Nước… mệt”(?).

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE