Chứng khoán 12/6

VN-Index quay đầu tăng điểm cuối phiên

Bất chấp việc vẫn bị nước ngoài bán ròng, VNM đã được tiền nội kéo lên và bật mạnh từ đáy 8 tháng. Qua đó, VN-Index vẫn có thể quay đầu tăng điểm cuối phiên.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vận động của chứng khoán châu Á và thế giới đã đi trước chỉ số VN-Index khá xa nên việc các thị trường tích cực rơi vào việc điều chỉnh có thể dễ dàng kích hoạt tâm lý chốt lời của VN-Index. Hiện biến số hàng đầu có thể tạo ra sự bất ổn là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất nhưng xác suất phố Wall đặt cược vào khả năng này chỉ đang là 24%.

Sự thuận lợi vẫn chưa bị đánh mất, sắc xanh tiếp tục xuất hiện trong phiên giao dịch đầu tuần với chứng khoán châu Á. Chỉ số mạnh nhất là NIKKEI 225 (+0,52%) vẫn đang liên tục dao động tại vùng đỉnh thời đại còn TWSE (+0,41%) ngày một áp sát thành tích tăng 20% từ đầu năm. Nhờ đó, VN-Index lại có thêm cơ hội để tranh thủ thử sức với mốc 1.120 điểm.

Chất xúc tác

Với dòng tiền nội, các yếu tố hỗ trợ cũng chưa bị đánh mất trong giai đoạn vai trò của nhà đầu tư nội là quan trọng nhất. Theo thống kê, Ngân hàng Nhà nước đã có tuần bơm ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị ròng là 15.545 tỷ đồng. Qua đó, lãi suất liên ngân hàng bình quân của tuần vừa qua đã giảm 3,73%.

Tuần giao dịch đáo hạn phái sinh tháng 6 được xem là một sự kiện có thể khiến cho dòng tiền phải chậm lại sau những phiên giao dịch sôi động tuần vừa qua.

Ngoài ra, hoạt động giao dịch của các quỹ ETFs ngoại khi sẽ có 10,5 triệu cổ phiếu EIB được mua vào tương đương 70% thanh khoản bình quân 1 tháng của EIB. Với NVL, hơn 10 triệu cổ phiếu bị bán ra chỉ tương đương 50% thanh khoản bình quân 1 tháng của cổ phiếu này.

Vận động nhóm ngành

2 cổ phiếu NVL và EIB do đó đã gây được sự chú ý nhiều nhất. EIB cuối phiên tăng 3,14%, giao dịch 318 tỷ đồng còn NVL đứng giá tham chiếu.

So với nhóm Ngân hàng, vận động của EIB được xem là đột biến đáng kể bởi các mã BID (+0,5%), VCB (+0,5%), TCB (+0,9%), STB (+0,4%) chỉ chủ yếu tăng nhẹ.

Các mã Bất động sản lại sự phân hóa và đối kháng giữa các mã như DPG (+2,8%), PDR (+4,7%), SJS (+2,8%) với DIG (-3,1%), TDH (-4,4%), DXG (-1,4%)…

Nhóm cổ phiếu được xem là cá biệt của sàn thực tế là Bán lẻ với FRT, DGW tăng trần. Mặt bằng chung của thị trường trong biên độ hẹp như DPM (+0,3%), VCG (+0,57%), VJC (+0,42%), PVD (-0,85%), VCI (-0,29%), HCM (-0,75%), PC1 (-0,51%), HSG (-0,3%)…

VN-Index vận động chịu ảnh hưởng lớn tới từ các Bluechips như MSN (+2,5%), VNM (+3,2%), VIC (+2,1%) khi cuối phiên các mã này đồng loạt kéo chỉ số đi ngược lại các diễn biến trong phiên.

Tiền nội đã cân đối lại áp lực bán ròng của khối ngoại tại VNM để giúp cổ phiếu này bật mạnh từ đáy 8 tháng. Hiện VNM vẫn bị bán ròng liên tục kể từ 11/5.

Đây cũng là những diễn biến vẫn có thể xảy ra trong các phiên trước đáo hạn phái sinh. Chốt phiên, VN-Index tăng 8,49 điểm lên 1.116,02 điểm (+0,77%). Tổng giá trị giao dịch đạt 15.267 tỷ đồng.

Diễn biến đảo chiều cuối phiên cũng xuất hiện khi HNX-Index và UPCoM-Index quay đầu tăng lần lượt 0,78% và 0,4%. Tổng giá trị của 2 sàn đạt hơn 2.800 tỷ đồng.

Theo Lao động & Công đoàn

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Giá vàng tiếp tục leo thang, USD hạ giá

Cùng đà tăng với giá vàng thế giới, vàng SJC tiếp tục lập mức giá kỷ lục chưa từng có, áp sát mốc 87 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá USD tại các ngân hàng được điều chỉnh giảm.

Chat với BizLIVE