VN-Index trả điểm nhanh, cơ hội thử lửa cho Dầu khí và Đầu tư công

Diễn biến điều chỉnh của VN-Index đã mạnh hơn trong phiên sáng nay nhưng nhóm Đầu tư công và Dầu khí đang thể hiện bản lĩnh khá tốt trong khi các cổ phiếu Bất động sản vẫn còn mong manh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chịu tác động từ tình chung của chứng khoán thế giới, VN-Index đang gặp áp lực giảm khá mạnh trong sáng nay.

Định vị thị trường

Lo lắng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) có thể sẽ vẫn giữ quan điểm diều hâu do lạm phát cao trong tháng 1 đã khiến các chỉ số chứng khoán rơi mạnh trong đêm qua. Cả 3 chỉ số S&P 500, Dow Jones, NASDAQ đều đã giảm trên 2%.

Hiệu ứng tâm lý đang khiến thị trường châu Á đỏ lửa với một số thị trường như Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc giảm trên 1%. Rất đáng tiếc là VN-Index cũng nằm trong nhóm này dù mới chớm lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn. Một lần nữa chỉ số buộc phải kiểm tra lại đường MA20.

Chất xúc tác

Thị trường phải dựa hoàn toàn bằng nội lực bởi khối ngoại hiện đã có 5 phiên liên tiếp rút ròng. Kể cả trong sáng nay, khối ngoại cũng rút ra khỏi HOSE 175 tỷ đồng trong khi chỉ mua vào trên HNX và UPCoM khoảng 20 tỷ đồng.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại đang liên tục rút ròng khỏi hệ thống Ngân hàng. Phiên 20/2, thông qua hai kênh tín phiếu và OMO, nhà điều hành đã hút khỏi hệ thống ngân hàng 28.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, tỷ giá cũng đang neo ở mức khá cao do chỉ số DXY vẫn chưa có dấu hiệu đảo chiều, hiện vẫn trên 104 điểm.

Vận động nhóm ngành

Ngay sau phiên tăng mạnh đầu tuần, VN-Index đã điều chỉnh ngay ở phiên hôm qua với mức giảm gần 5 điểm. Sang đến sáng nay, đà giảm còn bị nới ra mạnh hơn ngay từ đầu phiên trước hiệu ứng tâm lý về cuộc họp của FED.

Nhóm cổ phiếu Bất động sản cho thấy các diễn biến tăng đầu tuần là chưa bền vững khi NVL (-5,8%), PDR (-4,7%), VHM (-3,7%), VIC (-3,1%) dễ dàng đánh rơi thành quả đã có. Các mã vốn hóa thấp hơn như LIG (-4,5%), DXG (-4,2%), TDC (-4,2%), DIG (-3,6%) đều chịu chung tình trạng này.

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng cũng đang điều tiết thị trường theo hướng giảm khi cả BID (-1,4%), VCB (-1%), ACB (-1,4%), MBB (-1,1%), CTG (-2,2%) cùng giảm trên 1%.

Thị trường hiện chỉ còn lại nhóm ngành Đầu tư công và Dầu khí vẫn tỏ ra lì lợm trong đó nhóm Dầu khí đang nhỉnh hơn nhờ có sự hậu thuẫn của GAS. Các mã PVD (+2,3%), PVT (+1,5%) vẫn có được sắc xanh trong khi đó PVS (+4,2%), PVC (+7,2%), PVB (+9,8%) có sự thể hiện khá ấn tượng.

Với nhóm Đầu tư công, LCG (+0,4%), HHV (+0,4%) với vị thế là những cổ phiếu khỏe nhất đều giữ nguyên được thành quả giá. Hầu hết các mã còn lại như FCN, HT1, KSB cũng chỉ giảm dưới mức 2%.

Tính đến cuối phiên sáng, HOSE có gần 75% mã giảm, VN-Index giảm 1,42% xuống 1.066,89 điểm. Thanh khoản sàn đạt 5.126 tỷ đồng, tương đương 360,56 triệu đơn vị.

HNX-Index giảm 0,64% còn UPCoM-Index tăng 0,03%. Nguyên nhân giúp chỉ số UPCoM-Index đi ngược là nhờ VNZ (+9,53%) hồi phục cùng với sự đóng góp của những "ông lớn" ngành Dầu khí như BSR (+2,96%) và OIL (+2%). Tổng giá trị giao dịch 2 sàn khoảng 1.200 tỷ đồng.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

Chat với BizLIVE