VN-Index vẫn đứng vững sau 2 phiên có dấu hiệu bị chốt lời

Sau phiên giao dịch đột biến của VIC, thị trường không còn bị nhiễu trong cách vận động. Tuy nhiên, các diễn biến chốt lời cũng không còn quá mạnh để khiến chỉ số có chênh lệch lớn so với phiên hôm qua.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Vận động của chứng khoán thế giới không có nhiều diễn biến đáng chú ý trong các phiên gần đây. Chứng khoán Trung Quốc đón nhận một số dữ liệu về sản xuất công nghiệp, bán lẻ không đáp ứng kỳ vọng của giới chuyên gia nhưng các chỉ số như CSI 300 (-0,52%), CSI 300 (-0,6%) cũng không phản ứng tiêu cực.

Trong khi đó, chứng khoán Mỹ vẫn đang chững lại với các phiên dao động trong biên độ hẹp nên gần như biến số quốc tế đang không có tác động rõ ràng tới thị trường Việt Nam.

Chất xúc tác

Nội lực của thị trường và dòng tiền trong nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Ở phiên hôm qua, cổ phiếu VIC đã xuất hiện kịp thời để triệt tiêu các tác động từ hoạt động chốt lời của nhà đầu tư nội lên chỉ số. Nếu như loại đi "nhiễu" từ VIC, có thể VN-Index đã "trả" hết điểm của phiên đầu tuần.

Biến động của VIC ở phiên hôm qua có thể xem là "nhiễu" lên VN-Index.

Biến động của VIC ở phiên hôm qua có thể xem là "nhiễu" lên VN-Index.

Tuy nhiên, tới phiên hôm nay, khi hiệu ứng của VIC không còn thì thị trường vẫn không bị cuốn theo đà giảm của phiên hôm qua. Thanh khoản sụt giảm nhưng vẫn ở trên mức bình quân 20 phiên, khớp lệnh đạt 592 triệu đơn vị. Nhóm nhà đầu tư ngoại chỉ bán ròng ra hơn 25,5 tỷ đồng và chưa hề có sự tham gia trở lại.

Thông tin gây ra sự chú ý nhất đầu phiên giao dịch là Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ( Quy hoạch điện VIII).

Vận động nhóm ngành

Nhóm cổ phiếu Năng lượng do đó là tâm điểm của sự chú ý tuy nhiên, các mã POW (+1,5%), PGV (-0,6%), PC1 (+0,3%), REE (+0,6%), NT2 (+0,6%) lại có phần khá "thờ ơ" với thông tin quan trọng kể trên.

VIC đã có ngay diễn biến điều chỉnh sau phiên tăng điểm hôm qua trong khi các cổ phiếu lớn tại VN30 như VHM (+1%), VNM (+1,%), VCB (+1%) chủ yếu chỉ xuất hiện với vai trò cân điểm. Số mã tăng/giảm tại VN30 cũng phản ánh đúng thực trạng này với 13 mã xuất hiện ở 2 chiều.

VN30 và Hợp đồng tương lai VN30F2305 khép phiên với chênh lệnh chỉ hơn 2,5 điểm. Hiện vẫn còn 2 phiên giao dịch nữa để hoàn tất kỳ đáo hạn phái sinh tháng 5 nhưng với độ lệch hẹp và khối lượng mở chỉ còn ở mức hơn 40.000 đơn vị, diễn biến có lẽ ít sự bất ngờ.

Trong bối cảnh cổ phiếu lớn vẫn chưa định hướng cho thị trường, các mã Midcap và Penny vẫn có những sức hút khá tốt. Tại nhóm Đầu tư công, FCN (+6,72%) tăng trần trong khi LCG (+2%), C32 (+3,2%) cũng tăng giá khá tốt.

Nhóm Chăn nuôi ghi nhận DBC (+6,7%), HNG (+6,83%) cùng tăng trần. Nhóm Bất động sản ghi nhận nỗ lực hồi phục ngay của DIG (+3,96%), DXG (+2,5%) sau một phiên bị chốt lời.

Nhìn chung, VN-Index vẫn đứng vững sau 2 phiên có dấu hiệu bị chốt lời. Thành quả tăng điểm của phiên bứt phá ngày 10/5 vẫn đang được giữ lại khá tốt. Chỉ số chốt phiên tăng 0,02% lên 1.065,91 điểm (+0,2 điểm). Tổng giá trị giao dịch đạt 11.282 tỷ đồng trong đó có hơn 1.600 tỷ đồng thỏa thuận.

Trên HNX và UPCoM, PVS (+3,9%), VTP (+8%) đã hỗ trợ điểm số. 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM đều không bị chênh hướng, lần lượt tăng 0,14% và 0,22%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Theo Thời Đai

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Chat với BizLIVE